Wednesday, 24 Apr 2024
DigiBank Kiến thức Thông Tin Tin tức

Bank Teller / Giao Dịch Viên Ngân Hàng Là gì, làm gì, công việc,…?

  • Bank teller hay giao dịch viên ngân hàng có nghĩa là gì ?
  • Mức lương của Bank Teller có cao không?
  • Những cơ hội và áp lực nào dành cho Bank Teller?

Đây có thể là những câu hỏi về Bank Teller giúp cho các bạn định hướng chọn ngành, nghề của mình sau này và còn là ước mơ nghề nghiệp của rất nhiều người. Vì vậy chúng ta hãy tìm hiểu thông tin về Bank Teller cùng infofinance thông qua bài viết dưới đây nhé.

Bank Teller / Giao Dịch Viên Ngân Hàng Là Gì?

Khái niệm Bank teller

Bank teller hay người ta vẫn gọi là giao dịch viên ngân hàng. Đây là những người được xem là bộ mặt của ngân hàng và có nhiệm vụ làm các công việc như giao dịch trực tiếp với khách hàng. Những Bank  Teller sẽ làm công việc này tại các ngân hàng hoặc những công ty tài chính.

Để có thể được ứng tuyển vào vị trí Bank Teller, bạn phải là một người có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức tài chính – ngân hàng, tiền tệ và có đầy đủ bằng cấp… Vì là người đại diện cho ngân hàng vì thế các Bank Teller đóng một vai trò to lớn đến sự thành công của các ngân hàng đó.

bank-teller-la-gi2
Giao dịch viên đại diện cho ngân hàng giao tiếp với khách hàng

Vị trí giao dịch viên trong ngân hàng

Các công việc chính thường ngày của vị trí Bank Teller hay giao dịch viên ngân hàng như sau:

  • Tiếp đón và tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng lấy số thứ tự để thực hiện giao dịch (nếu có).
  • Giúp tư vấn và hướng dẫn khách hàng: giới thiệu về gói dịch vụ sản phẩm phù hợp với khách hàng, giải đáp những vấn đề thắc mắc của khách hàng nếu có vướng mắc xảy ra.
  • Thực hiện giao dịch cho khách hàng: Chuyển tiền, nạp tiền vào tài khoản ngân hàng, gửi tiền tiết kiệm
  • Chăm sóc khách hàng: Giới thiệu sản phẩm cho các khách hàng cũ, giới thiệu các gói tri ân, ưu đãi dịch vụ,…

Nhiệm vụ của giao dịch viên hay Bank teller

Để có thể hiểu sâu hơn về công việc thường ngày của các giao dịch viên hay Bank Teller, các bạn có thể xem qua các nhiệm vụ chính của họ ở dưới đây nhé.

Tiếp đón và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Khi khách hàng có nhu cầu tới ngân hàng để giải quyết nhu cầu công việc,… Các giao dịch viên sẽ là người chào đón và lắng nghe yêu cầu của khách hàng. Vì thế, các Bank Teller thường sẽ có ngoại hình ưa nhìn, giọng nói chuẩn, để có thể giao tiếp với khách hàng một cách tốt nhất.

Tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thành các giao dịch

  • Giao dịch viên sẽ đưa ra những giải pháp, có thể giúp đỡ và hướng dẫn khách hàng hoàn thành các các thủ tục hay giao dịch một cách nhanh chóng và hài lòng nhất.
  • Thực hiện giới thiệu, cung cấp các giải pháp dịch vụ hay sản phẩm mới phù hợp đến cho khách hàng. Các thông tin khuyến mãi, ưu đãi về các gói vay, dịch vụ tín dụng,… hướng đến mục đích giúp khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.
  • Giải quyết các khiếu nại, phản hồi của khách hàng đến ngân hàng, giúp tạo dựng được độ uy tín, chất lượng cho ngân hàng.

Thực hiện các thao tác nghiệp vụ ngân hàng

Ngoài các nhiệm vụ như trên, các giao dịch vụ còn thực hiện các công việc theo sự phân công của cấp trên dựa vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của mình. Những công việc được thực hiện như sau:

  • Thực hiện công việc mở và quản lý các tài khoản ngân hàng của khách hàng như tài khoản thẻ thanh toán ATM hay thẻ VISA
  • Quản lý, theo dõi các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn. Ngoài ra, còn quản lý, theo dõi khoản vay vốn tín chấp hay thế chấp của khách hàng. Thực hiện các công việc như thanh toán khoản vay, tất toán trước kì hạn hay đúng kì hạn,…
  • Thực hiện đổi ngoại tệ, thu chi tiền mặt, duy trì hạn mức và quỹ tiền của ngân hàng.
  • Ngoài ra còn rất nhiều các nghiệp vụ ngân hàng khác mà đòi hỏi các giao dịch viên cần phải có đủ thông thạo để có thể thực hiện một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu của ngân hàng cũng như khách hàng.

Chăm sóc khách hàng

Cuối cùng, việc trải nghiệm dịch vụ của khách hàng là một điều cần chú trọng. Người tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với khách hàng là các giao dịch viên. Vì thế, các Bank Teller cần phải chăm sóc khách hàng với tất cả thái độ chân thành và hợp tác nhất.

Nếu như khách hàng hài lòng, sẽ làm việc cùng với các giao dịch viên một cách vui vẻ, nhanh chóng, công việc từ đó cũng được suôn sẻ hơn. Tạo dựng được thương hiệu cá nhân của mình cũng như thương hiệu cho ngân hàng.

Có nên trở thành Bank Teller hay không?

Những cơ hội khi đến với nghề Bank Teller

Thứ nhất sự hiện đại hóa giúp đa số các ngân hàng Thương Mại hiện nay đều có môi trường làm việc đầy sự năng động , trẻ trung. Chính vì điều này, những bạn trẻ có ước mơ làm Bank Teller khi vào nghề sẽ được trải nghiệm được môi trường công việc một cách cởi mở, hòa đồng hơn. Các khách hàng ngày càng có thêm các kiến thức cơ bản về tài chính – ngân hàng, từ đó việc tư vấn, hay đưa ra các giải pháp cho khách hàng cũng dễ dàng hơn và ngày càng được cải thiện.

Thứ hai, giao dịch viên thường sẽ dành nhiều thời gian trong môi trường ngân hàng, khách hàng của họ sẽ rất đa dạng về công việc, tuổi tác, trong nước hay kể cả nước ngoài,… Từ đó, nếu làm việc một cách tâm huyết và chân thành, các giao dịch viên sẽ có một mối quan hệ thật rộng rãi để giúp ích cho thăng tiến công việc sau này. Đây chính là cơ hội cũng như thách thức dành cho bạn bởi bạn cần sự rèn luyện không ngừng nghĩ về khả năng giao tiếp, khả năng giải quyết tình huống của mình.

Tại đa số các ngân hàng hiện nay đều có chế độ đãi ngộ, lương và thưởng tốt do với mặt bằng các doanh nghiệp khác.

Nếu như bạn làm lâu năm trong ngân hàng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà cấp trên đề ra, tạo dựng tốt mối quan hệ và sự hài lòng của khách hàng, bạn sẽ có cơ hội được thăng tiến tới những vị trí cao hơn.

Những áp lực của nghề Bank Teller

Ngành nghề nào cũng có những cơ hội và thách thức riêng của nó. Vì thế nghề Giao dịch viên hay Bank Teller cũng không ngoại lệ. Khi đã quyết tâm để có thể làm việc trong nghề này, bạn có thể gặp phải những áp lực như:

Các giao dịch viên hay Bank teller phải có bằng cấp chuyên ngành từ trung cấp trở lên tùy theo vị trí làm việc. Những chuyên ngành chính ở đây thường là tài chính – ngân hàng, ngành ngân hàng,…

Tại những ngân hàng có quy mô lớn, chế độ đãi ngộ tốt, lương cao, họ chỉ chấp nhập một giao dịch viên đã có kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, nếu là sinh viên mới ra trường, bạn nên làm việc tại các ngân hàng nhỏ, sau đó cân nhắc tới việc nhảy việc tới các ngân hàng tốt hơn. Tuy nhiên nếu như bạn có một CV tốt, muốn chứng minh được năng lực của bản thân thì cứ mạnh dạn apply vào các ngân hàng lớn, cơ hội luôn đến với chúng ta mà, phải không nào.

Áp lực tiếp theo của Bank Teller đó chính là chịu được cường độ công việc nặng, có khả năng tập trung cao. Cần thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng một cách chính xác, vì đây là công việc liên quan đến tiền bạc và sự uy tín.

Cuối cùng, để trở thành một Bank Teller, bạn cần phải có một ngoại hình ưa nhìn là một lợi thế, biết kiểm soát được cảm xúc bản thân và kiểm soát vấn đề, tính huống một cách tối ưu nhất.

Mức lương

Mức lương của Bank Teller sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc và theo các ngân hàng khác nhau. Từ đó, có rất nhiều mức lương mà bạn có thể tham khảo qua (lưu ý đây chỉ là mức lương bình quân)

  • Lương thấp nhất: 3 Triệu vnd
  • Lương bậc thấp: 5,7 Triệu vnd
  • Lương trung bình: 6,8 Triệu vnd
  • Lương bậc cao: 8 Triệu vnd
  • Lương cao nhất: 16 Triệu vnd
bank-teller-la-gi
Lương của giao dịch viên ngân hàng có cao không?

Ngoài ra, các giao dịch viên còn nhận được tiền thưởngnếu hoàn thành đúng chỉ tiêu, nhiệm vụ của cấp trên đề ra và có mức chỉ số hài lòng của khách hàng cao,…

Cơ hội thăng tiến của một Bank teller

Qua đó, có thể thấy được rằng, nghề giao dịch viên ngân hàng hay Bank Teller tại các ngân hàng đều những áp lực và cơ hội khác nhau. Đây là một công việc hấp dẫn cũng như là mơ ước của rất nhiều người. Vì vậy, đã là một công việc thì cần có một lộ trình thăng tiến bền vững. Để làm, được điều đó, các giao dịch viên đã phải làm việc hàng không ngừng nghỉ với số lượng khách hàng lên đến cả trăm người trong một ngày,… Từ đó lộ trình thăng tiến của một Bank Teller sẽ thường như sau:

  • Từ 0 – 2 năm đầu tiên bạn sẽ làm một giao dịch viên hay Bank Teller
  • Từ 2 – 3 năm tiếp theo, bạn có thể trở thành kiểm soát viên ngân hàng
  • Từ 3 – 5 năm tiếp theo, bạn có thể trở thành Trưởng/phó phòng dịch vụ khách hàng
  • Từ 5 – 7 năm tiếp theo, bạn có thể trở thành Phó giám đốc vận hành
  • Từ 7 – 9 năm tiếp theo, bạn có thể trở thành Giám đốc chi nhánh
  • 9 năm tiếp theo bạn có thể làm các vị trí quản lý cao hơn của ngân hàng
  • Ngoài ra, nếu bạn có đủ tự tin với kinh nghiệm và nghiệp vụ ngân hàng của mình, bạn có thể nhảy việc đến vị trí cao hơn của một ngân hàng khác để thăng tiến.

Hi vọng, thông qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu được phần nào về công việc của các giao dịch viên ở ngân hàng cũng như nhưng cơ hội và áp lực mà nghề Bank Teller gặp phải. Từ đó, bạn sẽ có định hướng tương lai cho mình liệu có nên hay không khi nuôi ước mơ theo làm công việc này. Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo.

Một số bài viết bạn tham khảo thêm:

Post Comment