Đầu tư Forex một trong những vướng mắc lớn nhất đó chính là tính hợp pháp của sàn, nó quyết định đến hơn 70% sự an toàn cho tiền đầu tư. Và tất nhiên không phải sàn Forex nào cũng được cấp phép ở Việt Nam. Và bạn kiểm tra xem Các sàn forex uy tín hợp pháp được cấp phép hoạt động tại Việt Nam dưới đây có tên của sàn mình đang giao dịch không? Bảng danh sách cập nhật mới nhất của Infofinance
Mục lục
- 1 Sàn Forex có được cấp phép hoạt động ở Việt Nam không?
- 2 Tại sao sàn Forex lừa đảo ngày càng nhiều
- 3 Các sàn forex uy tín hợp pháp được cấp phép hoạt động tại Việt Nam
- 4 Top sàn Forex uy tín hợp pháp có giấy phép hoạt động 2022
- 5 Các loại giấy phép sàn Forex uy tín nhất
- 5.1 Các bước kiểm tra giấy phép của sàn
- 5.2 Cách check giấy phép CySEC ở Síp
- 5.3 Cách kiểm tra giấy phép FCA ở Vương quốc Anh
- 5.4 Cách check Giấy phép IFSC ở Belize
- 5.5 Cách check Giấy phép DFSA ở Dubai (UAE)
- 5.6 Cách check Giấy phép ASIC tại Úc
- 5.7 Cách check Giấy phép FINMA ở Thụy Sĩ
- 5.8 Cách kiểm tra Giấy phép FSA ở Seychelles
- 5.9 Cách kiểm tra Giấy phép NFA tại Hoa Kỳ (USA)
- 5.10 Cách check Giấy phép MFSA ở Malta
- 5.11 Cách check Giấy phép BaFin ở Đức
- 5.12 Cách check giấy phép CIMA ở Cayman
- 6 Cách kiểm tra giấy phép sàn Forex thật hay giả
Sàn Forex có được cấp phép hoạt động ở Việt Nam không?
Trước hết chúng ta cần hiểu qua về Forex: ” Forex hay còn gọi là ngoại hối là thị trường phi tập trung toàn cầu về trao đổi tiền tệ, vậy nê Forex được hiểu là tiền tệ nhưng tiền tệ ở dạng chênh lệch. Mọi người có thể hiểu là cặp tiền chênh lệch giữa nước này và nước khác, thông qua sự chênh lệch tăng giảm của đồng tiền cơ sở để biết người đầu tư lời hay lỗ”.
Cơ bản thì Forex là sản phẩm không cầm nắm được, không nhìn thấy được chỉ thấy được giá trị ảo chênh lệch. Và nó không bị cấm ở Việt Nam, nhưng đối với việc tổ chức sàn được hiểu là kinh doanh ngoại hối là hình thức không được cấp phép ở Việt Nam.
Nghĩa là bạn tổ chức hoặc mở công ty hay sàn kinh doanh về Forex thì điều đó sẽ không được cấp phép ở Việt Nam, chỉ có những chủ thể sau mới được phép kinh doanh ngoại hối:
+ Ngân hàng
+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Còn lại không thuộc các đối tượng này sẽ không được phép mở sàn giao dịch ngoại hối. Như vậy việc tổ chức, xây dựng sàn giao dịch Forex ở Việt Nam là hoàn toàn trái pháp luật, còn đối với việc bạn bỏ tiền vào đầu tư các sàn Forex lại không có quy định cấm nào.
Tại sao sàn Forex lừa đảo ngày càng nhiều
Đúng là hình thức các sàn Forex không được cấp phép hoạt động ở Việt Nam, nhưng các sàn Forex nước ngoài vẫn hoạt động rất nhiều. Không phải sàn nào cũng lừa đảo, có sàn uy tín có sàn không nhưng tình trạng lừa đảo Forex diễn ra ngày càng công khai hơn.
Nguyên nhân chính xác đó chính là vì các kẻ hở của pháp luật Việt Nam, các quy định chỉ mang tính chung chung nên việc lách luật diễn ra một cách công khai. Không có tổ chức sàn ngoại hối ở Việt Nam nhưng các cá nhân đó tổ chức sàn dươi danh nghĩa là sàn nước ngoài, có trụ sở ở nước ngoài và được cấp phép ở nước ngoài ( thông tin giả mạo thôi) nhưng qua mặt được pháp luật Việt Nam.

Thực ra đa phần là người Việt lừa người Việt, sàn do người Việt tổ chức, môi giới cũng là người Việt và đi lừa người Việt. Bởi vậy khi các sàn Forex hay tiền ảo bị bắt đa phần bắt được là các đội nhóm người Việt, không có người nước ngoài.
Thị trường Forex cực kỳ sôi động, nên số lượng người tham gia vào nhiều, vậy nên tận dụng điều đó nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện lừa đảo.
Kết luận: Việc lừa đảo ngày càng tăng là vì:
+ Việc tổ chức nên 1 sàn Forex quá dễ dàng: Làm giả giấy phép, làm website, rồi đưa thông tin văn phòng, giấy phép ở nước ngoài. + Kiến thức về đầu tư, về Forex của nhiều người còn hạn chế + Lòng tham của con người quá lớn, dễ bị che mờ mắt trước lợi nhuận quảng cáo + Pháp luật khá lỏng lẻo, tính răn đe chưa cao
Các sàn forex uy tín hợp pháp được cấp phép hoạt động tại Việt Nam
Như đã đề cập ở những nội dung trên thì sàn Forex không được phép tổ chức hình thức và kinh doanh ở Việt Nam. Và hiện tại ngay cả ngân hàng hay các tổ chức tài chính cũng không được cấp phép để tổ chức sàn Forex.
Còn đối vói các sàn Forex nước ngoài thì cũng không cấp phép cho bất kỳ sàn nào cả. Tuy nhiên, cũng không cấm các sàn giao dịch ngoại hối nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Chỉ khi nào sàn bộc lộ hoặc bị tố cáo lừa đảo thì các cơ quan chức năng mới điều tra và bắt sàn đó mà thôi.
Kết luận: Không có sàn Forex nào được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, dù là sàn uy tín hay có đầy đủ giấy phép hoạt động.
Top sàn Forex uy tín hợp pháp có giấy phép hoạt động 2022
Tuy không được Việt Nam cấp phép để hoạt động, nhưng pháp luật Việt Nam cũng không cấp các sàn hoạt động nên việc đầu tư vào các sàn thì rủi ro bản thân người đầu tư tự mình gánh chịu.
Nhưng bên cạnh những sàn giao dịch lừa đào thì trên thị trường vẫn có rất nhiều sàn giao dịch Forex uy tín, có đầy đủ giấy phép đang hoạt động ở Việt Nam.
Sàn XTB
XTB là sàn giao dịch Forex trực tuyến thành lập từ năm 2002, có trụ sở tại Belize City, Belize. Đây là sàn giao dịch được đánh giá là khá ổn ở Việt Nam hiện nay bởi nó tồn tại cũng đã khá lâu, thêm vào đó là có các loại giấy phép của các tổ chức uy tín hàng đầu như:

+ Giấy phép của của Financial Conduct Authority – FCA ở Vương quốc Anh
+ Giấy phép của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp – CySEC
+ Giấy phép của của tổ chức KNF của Ba Lan
Ở Việt Nam, thì bạn sẽ được giao dịch tại chi nhánh quốc tế của XTB (XTB International Limited), được cấp phép và quản lý bởi tổ chức Financial Services Commission thuộc Belize(Giấy phép IFSC số: 000302/46).
Hiện tại XTB có mở văn phòng và chi nhánh ở hơn 13 quốc giá trên toàn cầu như: Vương Quốc Anh, Ba Lan, Đức và Pháp, Chile. Về cơ bản thì sàn XTB khá tốt so với nhiều sàn khác khi mọi thông tin bạn được hỗ trợ trên website, còn được cung cấp các khóa học cơ bản – nâng cao để giúp kiếm được tiền từ đầu tư.
Sàn Exness
Sàn Exness cũng là một trong những sàn giao dịch trực tuyến được cộng đồng trader đánh giá là uy tín trên thị trường hiện nay. Sàn Exness không phải sản Việt Nam, là sàn quốc tế có trụ sở tại tòa nhà Eden Plaza, đảo Eden của đảo quốc Seychelles. Thành lập từ năm 2008, đến nay đã hỗ trợ hàng triệu tài khoản giao dịch trên toàn cầu.

Mở tài khoản Exness tại Việt Nam
Exness được cấp phép hoạt động bởi các tổ chức quốc tế như:
+ Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA)
+ Exness (VG) Ltd được Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) cấp phép
+ Exness B.V. là Công ty trung gian chứng khoán được Ngân hàng Trung ương Curaçao và Sint Maarten cấp phép
+ Exness ZA (PTY) Ltd được Cơ quan kiểm soát ngành tài chính (FSCA) tại Nam Phi ủy quyền
Dây đều là các tổ chức tài chính hàng đầu ở nước ngoài, nó được đánh giá cao về mức độ tín dụng. Hiện tại ở Việt Nam không có chi nhánh nhưng lại có kênh hỗ trợ riêng nên bất kỳ lúc nào mọi người cũng có thể liên hệ để tìm hiểu thông tin.
Sàn XM
XM là sàn giao dịch trực tuyến cung cấp danh mục đầu tư đa dạng như Forex, tiền ảo, CFD vàng, dầu thô, cổ phiếu, chỉ số…hoạt động từ năm 2009, danh mục sản phẩm lên đên 1000 sản phẩm kèm theo dịch vụ tốt nên sàn được nhiều người lựa chọn tham gia ở Việt Nam và nhiều khu vực khác trên thế giới.
Về mảng giấy phép thì XM cũng có đầy đủ các loại giấy phép, và các loại giấy phép này được đánh giá là có độ uy tín cao, hướng về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
+ XM Global Limited được cấp phép và quản lý bởi Ủy ban dịch vụ tài chính (“FSC”)
+Giấy phép của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế – IFSC
Hoạt động cũng hơn 10 năm nay thì các dữ liệu cũng như phản hồi về XM cũng có rất nhiều, bạn có thể tìm trên các diễn đàn. Sau khi khảo sát một số diễn đàn thì cơ bản Exness được lòng khá nhiều người đầu tư về dịch vụ của mình.
Sàn FX Pro
FX Pro là cái tên chúng ta không nên bỏ qua nếu như đang tìm kiếm các sàn giao dịch có đầy đủ giấy phép đảm bảo sự an toàn. FX Pro với thế mạnh về giao dịch Forex, hoạt động từ năm năm 2006, một khoảng thời gian khá dài để có thể đánh giá nó có tốt hay không.
Các loại giấy phép được cấp cho FX Pro:
+ Giấy phép của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp – CySEC
+ Giấy phép của của Financial Conduct Authority – FCA ở Vương quốc Anh
+ Financial Sector Conduct Authority
Cơ bản thì đây cũng là các tổ chức tài chính lớn, tuy không phải là tổ chức của Chính phủ nhưng cũng đảm bảo phần nào về tính hợp pháp cho sàn giao dịch trực tuyến.
Sàn FBS
FBS cũng là sự lựa chọn bạn không nên bỏ qua, tuy không mạnh về giấy phép như các san giao dịch ở trên nhưng đây cũng là sàn hoạt động khác lâu năm trên thị trường, cũng đã xây đựng được thương hiệu cho họ. Về cơ bản thì sàn hơi yếu về giấy phép, chỉ có giấy phép của IFSC, CySEC.

Hoạt động từ năm 2009 đến nay, tồn tại đến thời điểm này cũng đủ để chứng minh nó ổn bởi với những sàn giao dịch lừa đảo thì không thể nào tồn tại trong thời gian dài đến như vậy. Chỉ cần có nhiều phản hồi về lừa đảo thì sàn ngay lập tức bị đánh sập.
Danh sách các sàn Forex được có giấy phép khác
Regulated By | Max Leverage | Đòn bẩy | Chênh lệch | Tiền nạp tối thiểu |
ACM | FINMA | 100:1 | As low as 0.9 pip | 5000 |
Alpari Group | Financial Services Authority, CFTC | 1:1000 (maximum) | from 1.6 pips | 100 |
Black Bull Markets | FMA, FSA | 500:1 | varies | 200 |
BMFN | Financial Supervision Commission (FSC) | 1:200 | 0 | |
CitiFX Pro | CFTC | 50:1 | 2-4 pips | 10000 |
City Credit Capital | FSA | 100:1 | 3-5 pips | 5000 |
CMS Forex | CFTC, NFA | 100:1 | as low as 1.4 pips | 500 |
Darwinex | FCA (UK) | 200:1 | Average 0,25 pips | 500 |
dbFX | Financial Services Authority / FSA(UK) | 100:1 | 3-5 | 5000 |
Deltastock | Markets in Financial Instruments (MiFID) | 200:1 | 2-4 pips | 100 |
DUKASCOPY | KPMG ARIF | 100:1 | 0.5-1 pip | 1000 |
eToro | CySec and NFA | up to 1:400 | 3 pips on eur/usd | 50 |
FBS | IFSC, CRFIN | Up to 1000:1 | as low as 0.2 | 0 |
FOREX.CH | KPMG | 200:1 | 2-3 pip | 2000 |
FOREX.com | NFA(US), CFTC(US), FCA (UK), FSA (Japan), Australian Securities and Investments commission, ASIC (AU) | 50:1 Majors, 20:1 Minors US; Up to 200:1 UK and AU only | as low as 1.1 pips on ForexTrader Pro | 2500 |
Forex4you | FSC | 1:500 | 0.3 | 1 |
FX Solutions | NFA & CFTC in the USA | 400:1 | 3-4 pips | 2000 |
FXCM | NFA(US), FSA(UK), CFTC(US) | 200:1 | 3-5 Pips | 2000 |
FXDD | Malta Financial Services Authority (MFSA) | 200:1 | 2-3 Pips | 5000 |
FxPro | FCA, CySec, FSCA, SCB | Variable depending on jurisdiction and asset | From 1.4 pips | 0 |
GFT | NFA, CFTC | 100:1 | as low as 1 pip | 2500 |
GO Markets | ASIC(AU) | 500:1 | 0.5 pips | 0 |
Hot Forex | Financial Services Commission (FSC) of the Republic of Mauritius | 1:500 | 0.8 pips on EUR/USD | 0 |
HY Markets | The Financial Services Authority (FSA), United Kingdom | 200:1 | 3 pip | 750 |
IBFX | NFA(US), CFTC(US) | Up to 100:1 | As low as 0 | 0 |
ICM Captial | FSA United Kingdom | 1:100 ; 1:200 | 1.6 | 0 |
Integer Capital Markets LTD ( NZD ) | Up to 1:500 | 0.1 | 0 | |
LiteForex Investments Limited | CySEC | 1:1000 | 0.1 | 100 |
MG Forex | CFTC | 100:1 | 3-5 pips | 500 |
OANDA | NFA, FCA, IIROC, MSA, JFSA | 50:1 | Dynamic Spread | 0 |
Paragon FX | SEC | up to 400:1 | 1.2 | 1000 |
Pepperstone | ASIC | 400:1 | 0.4 | 0 |
Tradeview Forex | FFMS, Poly Reg, MiFID | 1:400 | 2 pips | 0 |
XGLOBAL Markets | CySEC | 200:1 | 0.8 | 0 |
XTB UK | Financial Conduct Authority (FCA) | 1:200 | 0.3 | 0 |
Lưu ý: Danh sách trên chỉ mang tính chất tham khảo, thông tin lấy từ các website của sàn nên bản thân bạn cần tìm hiểu thêm trước khi quyết định nên đầu tư vào sàn nào.
Các loại giấy phép sàn Forex uy tín nhất
Như bạn đã thấy thì có rất nhiều loại giấy phép được cung cấp, nhưng đâu mới là giấy phép uy tín thì dưới đây là những tổ chức tài chính cấp phép có độ uy tín cao khi lựa chọn sàn Forex.
Dưới đây là những giấy phép với cấp độ ưu tiên cao nhất.
Nếu có giấy phép của các tổ chức quản lý ở khu vực này sẽ yên tâm hơn, bởi ở các khu vực này quy định về tài chính rất khắt khe, nên sàn nào được giấy phép của các khu vực này thì có độ uy tín loại A/
+ Hoa Kỳ: Ở Hoa Kỳ bạn nên ưu tiên 2 tổ chức cấp phép đó là Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) và Hiệp hội Hàng hóa Tương lai Quốc gia điều chỉnh thị trường Ngoại hối.
+ Thụy Sĩ: Bạn ưu tiên sàn có những giấy phép sau Cơ quan Thị trường Tài chính (sau đây gọi là – FINMA)
+ Anh: Giấy phép mạnh nhất đó là Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) nên hãy ưu tiên sàn nào có giấy phép này.
+ Úc: Ưu tiên sàn Forex nào có giấy phép của Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC)
+ Síp: Mọi người ưu tiên giấy phép của tổ chức Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (CySEC)
+ New Zealand: Mọi người ưu tiên sàn nào được cấp phép bởi Cơ quan Thị trường Tài chính và ở Malta là Cơ quan Dịch vụ Tài chính Malta (MFSA)

Hầu hết các địa điểm ngoài khơi nằm trên các đảo ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Caribê. Các ví dụ điển hình về các quốc gia xa bờ là Belize, Guyana, Suriname và những quốc gia khác thì về quy định giấy phép khá mỏng manh nên đầu tư vào sàn được cấp phép bởi các tổ chức khu vực này khá rủi rỏ và mức phí cao nên bản thân nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ.
Các bước kiểm tra giấy phép của sàn
Bước 1: Truy cập website của sàn Forex
Bạn cần truy cập vào trang website của công ty môi giới Forex mà bạn đang tìm hiểu. Sau đó hãy vào mục Giới thiệu hoặc kéo xuống dưới cùng của trang website để kiểm tra xem có các thông tin :
+ Thông tin công ty: Tên cong ty, trụ sở, liên hệ, công ty đăng ký kinh doanh ở đâu…
+ Thông tin giấy phép: Cơ quản cấp phép, số giấy phép
Bước 2: Truy cập vào website của trang quản lý
Sau khi đã nắm bắt sàn Forex do cơ quan quản lý nào cung cấp thì bạn cần tìm kiếm trang website của cơ quan quản lý đó. Trên trang website quản lý sẽ có cung cấp ô tìm kiếm để bạn tra cứu giấy phép của các công ty. Bạn phải nhập tên công ty, không nhập thương hiệu.
Đặc biệt có nhiều thương hiệu lấy giống na ná nhau, nên việc lấy tên công ty là để đảm bảo độ chính xác cao.
Bước 3: Kiểm tra tình trạng và hồ sơ công ty
Sau đó nếu có kết quả thì bạn xem các thông tin công ty từ cơ quan đó, xem xét số giấy phép có trùng khớp hay không. Nếu bạn cần thêm thông tin nào về công ty để tra cứu thì có thể liên hệ đến bộ phận hỗ trợ của sàn Forex để đảm bảo có đầy đủ thông tin. Nếu sàn Forex không có cung cấp cho bạn thì chứng tỏ công ty môi giới đó có vấn đề.
Dưới đây là hướng dẫn cách check giấy phép của một số cơ quan cấp phép uy tín hiện nay:
Các cơ quan quản lý tài chính, cấp phép sàn Forex được đánh giá cao:
+ Thụy Sĩ: Cơ quan Thị trường Tài chính (sau đây gọi là – FINMA)
+ Vương quốc Anh: Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA)
+ Úc: Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC)
+ Síp: Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (CySEC)
+ New Zealand: Cơ quan Thị trường Tài chính
+ Malta: Cơ quan Dịch vụ Tài chính Malta (MFSA)
Cách check giấy phép CySEC ở Síp
Nếu bạn tìm hiểu nhiều sàn Forex thì thấy CySEC là một trongn những cơ quan cấp phép nhiếu nhất, dường như sàn nào cũng thấy giấy phép của Cysec nên để xem sàn nào có thật.
Thông tin về CySec:
+ Mức độ uy tín: Tương đối, thuộc khu vực quản lý phổ biến, về mức độ an toàn thì trung bình không quá cao.
+ CySEC – Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch
+ Được thành lập: 2001
+ Trụ sở chính: Cyprus
Cách check giấy phép:
+ Đầu tiên hãy truy cập vào website của cơ quan này và theo link để kiểm tra: https://www.cysec.gov.cy/en-GB/entities/investment-firms/cypriot/
+ Sau đó tại ô tìm kiếm mọi người nhập thông tin tên công ty, nhớ nhập chính xác và đầy đủ bằng tiếng Anh. Nếu có kết quả thì tìm hiểu thông tin, nếu không có kết quả chứng tỏ sàn đó có giấy phép giả.
Cách kiểm tra giấy phép FCA ở Vương quốc Anh
Thông tin về FCA:
+ FCA (Cơ quan quản lý tài chính)
+ Được thành lập: 2013
+ Trụ sở chính: Vương quốc Anh
+ Mức độ uy tín: Có mức độ pháp lý tương đối cao, san nào có giấy phép của FCA cũng được xem là đáng tin cậy
Cách kiểm tra giấy phép FCA:
+ Mọi người truy cập vào đường link sau để đến trang website FCA check giấy phép: https://register.fca.org.uk/s/
+ Sau đó kéo trỏ chuột xuống phía dưới có ô tìm kiếm và kiểm tra giấy phép. Nhập thông tin công ty môi giới muốn tìm hiểu sau đó chờ kết quả.
Cách check Giấy phép IFSC ở Belize
Thông tin IFSC:
+ IFSC (Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế)
+ Thành lập: 1999
+ Trụ sở chính: Belize
+ Cấp độ pháp lý: Khu vực D, đây là khu vực có mức độ pháp lý khá thấp nên nếu sàn giao dịch nào có giấy phép này bạn nên kiểm tra nhiều yếu tố khác để đánh giá tổng thể.
Cách check giấy phép:
+ Đầu tiên hay truy cập vào đường link sau: https://www.ifsc.gov.bz/license-verification/
+ Nhập thông tin tên công ty vào ô ” Search Text”, sau đó nhấn Enter để chờ kết quả kiểm tra thông tin.
Cách check Giấy phép DFSA ở Dubai (UAE)
Giấy phép DFSA hiện khá ít sàn hoạt động ở Việt Nam nhưng vẫn muốn cung cấp cho mọi người cách thức kiểm tra để khi cần có thể thực hiện nhanh chóng.
Thông tin DFSA:
+ DFSA (Cơ quan Dịch vụ Tài chính Dubai)
+ Được thành lập: 2004
+ Trụ sở chính: Dubai
+ Cấp độ pháp lý: Thuộc khu vực D, mức độ uy tín không cao về rủi ro vẫn rất lớn.
Cách check giấy phép như sau:
+ Truy cập vào đường link sau đây: https://www.dfsa.ae/public-register/firms
+Sau đó tại nhập thông tin, lựa chọn các yêu cầu được đề xuất để cho kết quả chính xác nhất.
Cách check Giấy phép ASIC tại Úc
Thông tin ASIC:
+ ASIC (Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc)
+ Thành lập: 1991
+ Trụ sở chính: Úc
+ Cấp độ pháp lý: Mức độ pháp lý ở cấp độ B, giấy phép được đánh giá cao nếu sàn Forex có.
Cách check giấy phép:
+ Bạn truy cập vào đường link sau đây để check: https://connectonline.asic.gov.au/RegistrySearch/faces/landing/SearchRegisters.jspx?_adf.ctrl-state=o0ub2rgjs_4
+ Sau đó thì nhập thông tin tên công ty để kiểm tra như hình ở trên, nếu có thông tin thì kiểm tra thông tin.
Cách check Giấy phép FINMA ở Thụy Sĩ
FINMA là một trong những giấy phép sàn Forex được đánh giá cao, đối với sàn nào có giấy phép của cơ quan này thì về cơ bản có cấp độ uy tín cao nhất, cao hơn rất nhiều các cơ quan quản lý khác, nên bạn có thể yên tâm và tin tưởng hơn khi sử dụng dịch vụ của nhà môi giới.
Thông tin FINMA:
+ FINMA (Cơ quan Giám sát Thị trường Tài chính)
+ Thành lập: 2009
+ Trụ sở chính: Swiss
+ Cấp độ pháp lý: Cấp độ A, thuộc khu vực và tổ chức có quy định khá gắt về cấp phép
Cách check giấy phép Finma:
+ Truy cập vào đường link sau để kiếm tra giấy phép: https://www.finma.ch/en/finma-public/authorised-institutions-individuals-and-products/
+ Trang thông tin hiển thị, mọi người kéo xuống dưới trang một xíu sẽ thấy ô Search, nhập thông tin tên công vào đó để kiểm tra thông tin về giấy phép. Và tất nhiên không có thông tin thì chứng minh sàn đó không có giấy phép của Finma.
Cách kiểm tra Giấy phép FSA ở Seychelles
FSA không phải là giấy phép được đánh giá cao, nhưng hiện tại số lượng sàn được cơ quan này cấp phép khá nhiều. Và để xem sàn nào có thật sàn nào làm giả thì bạn cần check để kiểm tra.
Thông tin về FSA:
+ FSA (Cơ quan Dịch vụ Tài chính)
+ Được thành lập: 2013
+ Trụ sở chính: Seychelles
Cách check giấy phép FSA:
+ Hay truy cập vào đường dẫn sau để đến trang check giấy phép: https://fsaseychelles.sc/regulated-entities
+ Tại gốc trái màn hình bạn sẽ thấy ô tìm kiếm Search, bạn chỉ cần nhập thông tin vào đó là được.
Cách kiểm tra Giấy phép NFA tại Hoa Kỳ (USA)
Đây là giấy phép mà bất kỳ sàn Forex nào có được cũng được đánh giá cao, bởi yêu cầu và điều kiện để có được cấp giấy phép rất khó, nên đánh giá cao mức độ uy tín đối sàn Forex có giấy phép NFA.
Thông tin về giấy phép NFA:
+ NFA (National Futures Association)
+ Thành lập: 1981
+ Trụ sở chính: Hoa Kỳ
+ Cấp độ pháp lý: Cấp độ A, cao nhất được đánh giá là giấy phép đạt sự uy tín cao
Cách check giấy phép:
+ Truy cập vào đường link sau để có thể truy cập vào đường link: https://www.nfa.futures.org/basicnet/
+ Nhập các thông tin cần thiết để tra cứu giấy phép, lấy đúng tên công ty để có kết quả chính xác nhất.
Cách check Giấy phép MFSA ở Malta
MFSA là giấy phép của cơ quan ở Malta, nơi có cấp độ pháp lý mức độ C. Đây cũng được xem là sự lựa chọn khá tốt khi chọn nhà môi giới Forex, nên bạn có thể cân nhắc.
Thông tin về MFSA:
+ MFSA (Cơ quan Dịch vụ Tài chính Malta)
+ Được thành lập: 2002
+ Trụ sở chính: Malta
+ Cập độ pháp lý: Khu vực mức độ C
Cách check giấy phép:
+ Bạn tìm kiếm theo đường link sau: https://www.mfsa.mt/financial-services-register/
+ Nhập các thông tin cần thiết để tìm kiếm dữ liệu, nhớ nhập chính xác thông tin tên công ty đẻ đảm bảo cho kết quả.
Cách check Giấy phép BaFin ở Đức
Thông tin về Bafin:
+ BaFin (Bundesanstalt für Finanzdienstleistungsaufsicht)
+ Thành lập: 2002
+ Trụ sở chính: Đức
+ Cấp độ pháp lý: Mức độ D trở lên, đây là giấy phép của cơ quan tài chính không được đánh giá quá cao, nhưng nó vẫn khá tốt hơn so với giấy phép ở các vùng đảo.
Cách check giấy phép:
+ Bạn truy cập vào: https://portal.mvp.bafin.de/database/InstInfo/?locale=en_GB
+ Sau đó nhập thông tin tìm kiếm tại ô tìm kiếm, nhập tên công ty môi giới muốn tra cứu
Cách check giấy phép CIMA ở Cayman
Thông tin về Cima:
+ CIMA (Cơ quan tiền tệ quần đảo Cayman)
+ Thành lập: 1997
+ Trụ sở chính: Cayman
+ Cấp độ pháp lý: Cấp độ D trở lên, giấy phép này cũng khá yếu về mặt pháp lý và quyền lợi cho người đầu tư
Cách check giấy phép CIMA thật:
+ Truy cập theo đường link sau: https://www.cima.ky/search-entities-cima
+ Nhập thông tin tên công ty để tra cứu thông tin giấy phép nhanh chóng
Cách kiểm tra giấy phép sàn Forex thật hay giả
Tình trạng mà ít ai thực hiện trước khi quyết định có nên đầu tư vào sàn Forex đó là kiểm tra xem giấy phép mà họ cung cấp là thật hay giả. Bởi nhiều sàn Forex hiện nay làm giả giấy phép sau đó cung cấp cho bạn bản giấy phép trên website. Và tất nhiên, sàn nào có giấy phép giả chứng minh nó không minh bạch, còn lừa đảo hay không thì khả năng cao sẽ là lừa đảo.
Kiểm tra điều kiện sàn Forex được cấp phép
Cách đầu tiên đó là mọi người hay tìm đến tổ chức cấp phép cho sàn Forex đó, cụ thể là vào trang website của họ và tìm hiểu thông tin của tổ chức đó. Và mỗi một tổ chức cấp phép đều sẽ có điều kiện đáp ứng tiêu chí khi được cấp phép hoạt động.
Thì mọi người chỉ cần check các điều kiện đó, xem sàn Forex này có đáp ứng hết hay không. Nếu như thiếu một điều kiện nào đó hoặc nhiều hơn thì có thể sàn Forex đó không có giấy phép từ tổ chức tài chính này.
Ví dụ: Để được tổ chức quản lý tài chính ASIC của Úc cấp phép thì sàn Forex phải đạt yêu cầu:
+ Địa chỉ hợp pháp tại Úc là bắt buộc.
+ Các doanh nghiệp nhỏ phải nộp tài khoản cho ASIC trong vòng một tháng sau khi kết thúc năm, và cung cấp báo cáo tài chính thường xuyên vào cuối mỗi năm tài chính.
+ Doanh nghiệp nhỏ được coi là những doanh nghiệp có tổng doanh thu không quá 25 triệu USD
+ Số lượng nhân viên không quá 100 nhân viên.
Tra cứu giấy phép trên hệ thống tổ chức cấp phép
Bạn có thể vào hệ thống bảng thống kê của tổ chức cấp phép, sau đó bạn tra cứu xem mã giấy phép của sàn Forex. Nếu nó xuất hiện và có đầy đủ thông tin, thì chúc mừng bạn sàn Forex đó được cấp phép thật.
Mọi người tra cứu trên website hoặc có thể liên hệ đến họ để nhờ nhân viên tra cứu giúp, sau đó nhân viên sẽ thông báo lại cho mọi người.
Kiểm tra trên sàn/ website của sàn Forex
Một điều cực kỳ hữu ích mà ít người biết là khi bạn vào trang website của sàn Forex nào đó, mọi người kéo xuống dưới trang, phần cuối cùng luôn có các thông tin về giấy phép. Đối với sàn Forex mà có giấy phép thì họ cung cấp đầy đủ thông tin:
+ Tổ chức cấp phép
+ Số/ mã giấy phép đăng ký hoặc mã được cấp phép
+ Địa chỉ đăng ký kinh doanh
Còn những sàn nào không cung cấp, không đưa ra bất kỳ thông tin nào trên website của mình thì nên cẩn trọng, đó có thể là cách họ dấu đi những vấn đề về pháp lý của mình.
Trên đây là những cập nhật cũng như thông tin hữu ích để mọi người có thể chọn được Các sàn forex uy tín hợp pháp được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Dù là sàn an toàn hay không an toàn thì bản chất việc đầu tư Forex tồn tại rất nhiều rủi ro, bởi đây là thị trường có sự biến động mạnh nên bản thân người đầu tư nên tự mình trang bị kiến thức đầy đủ trước khi rót vốn của mình vào các sàn.
Tìm hiểu thêm:
- Top Các Sàn Forex Rút Tiền Nhanh Nhất Hiện Nay
- Review 10 sàn Forex tốt và uy tín nhất thế giới cho Trader Việt nam
- Sàn giao dịch Forex là gì? Tìm hiểu bản chất và đánh giá sàn uy tín nhất
- Phần Mềm Tính Khối Lượng Giao Dịch Forex
I’m not that much of a online reader to be honest but your blogs really nice, keep it up!
I’ll go ahead and bookmark your website to come back later.
Cheers