Nếu đã từng vay vốn hoặc tìm hiểu một chút về lĩnh vực này thì chắc hẳn bạn đã nghe đến cụm từ CIC nợ xấu ngân hàng. Thực chất đó là gì, có chức năng gì liên quan tới việc vay nợ ngân hàng của chúng ta? Nếu bạn quan tâm, hãy dành thời gian theo dõi bài viết sau đây của infofinance và những thông tin này sẽ không bao giờ là thừa.
CIC nợ xấu ngân hàng là gì?
Khái niệm CIC là gì?
CIC là tên viết tắt của Credit Information Center – Trung tâm thông tin Tín dụng. Đơn vị hành chính này thuộc quyền quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. CIC như một trong những bộ máy quan trọng có nhiệm vụ lưu trữ thông tin về hoạt động tài chính.
Cụ thể, nó sẽ thu thập, phân tích và xử lý tình hình tín dụng trong và ngoài nước theo điều hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. CIC cập nhật bất kỳ thông tin khách hàng vay tín chấp, thế chấp, trả góp,… lên hệ thống để Nhà nước theo dõi, quản lý.
Ý nghĩa:
- Giúp nhà nước và các ngân hàng quản lý hoạt động nợ của khách hàng
- Đánh giá nhanh chóng uy tín tín dụng của khách hàng từng vay, trả góp
- Đảm bảo lịch sử vay của khách hàng không có nợ xấu tồn đọng để quyết định cho vay tiếp
CIC lưu những thông tin gì?
Các cá nhân, tổ chức từng vay nợ thì sẽ được lưu trữ những thông tin sau tại CIC:
- Số tiền khách hàng đang nợ chưa trả đủ
- Mục đích khoản vay, thời gian vay, trả vốn
- Tổ chức tín dụng mà khách hàng đang vay vốn, nếu là thế chấp thì đó là tài sản gì?
- Khách hàng trả nợ có bị chậm không? Quá trình thanh toán chậm trong thời gian bao lâu?
Phân loại các nhóm nợ theo CIC

Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi. Nó phản ánh tình hình vay và trả vốn của khách hàng. Hiểu cụ thể hơn có thể nói nợ xấu là nợ quá hạn, đến thời hạn phải trả nhưng người vay không có điều kiện thanh toán hoặc cố tình không thanh toán. Tùy theo thông tin các khoản vay của khách hàng từng hoạt động giao dịch mà CIC sẽ chia thành 5 nhóm nợ:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Có thể gọi đây là nhóm nợ của khách hàng đang trả tốt, dự báo hoàn thành đúng thời hạn. Đặc điểm là:
- Nợ có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn
- Các khoản nợ trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày
Nếu quá hạn từ 1 – 10 ngày thì khách hàng sẽ phải trả thêm mức lãi phạt quá hạn, trị giá bằng 150% khoản phải trả.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Người nợ nhóm 2 chưa phải là dính nợ xấu, chỉ hơi chậm trễ, được chú ý nhưng không thuộc loại khó đòi.
- Các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 10 – 90 ngày
- Khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nếu khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì bên tín dụng phải có hồ sơ đánh giá về khả năng trả nợ đúng thời hạn được điều chỉnh lần đầu của khách hàng này.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ nhóm 3 rơi vào các trường hợp:
- Khoản nợ đã quá hạn thanh toán từ 91 – 180 ngày
- Nợ điều chỉnh lại từ thời hạn trả lần đầu, ngoài các khoản phân loại vào nhóm 2 theo quy định
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không thể trả lãi đầy đủ đúng với hợp đồng lúc vay tín dụng
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Những khách hàng bị nghi ngờ về khả năng hoàn trả tiền vay cả gốc lẫn lời thì được xếp vào nhóm 4. Ngoài ra nợ nhóm 4 còn có các đặc điểm:
- Quá hạn thanh toán từ 181 – 360 ngày
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo lần cơ cấu đầu tiên
- Các khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ 2
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Đây là nhóm nợ xấu khó đòi nhất, có khả năng bên tín dụng sẽ không đòi được tiền từ khách hàng, mất cả gốc lẫn lãi. Phân biệt nợ nhóm 5 dựa trên các đặc điểm:
- Nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày theo thời hạn được cơ cấu lại lần đầu
- Nợ cơ cấu lại lần hai quá hạn theo thời hạn trả được cơ cấu lần hai
- Khoản nợ điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần 3 trở lên
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
Như vậy đó là 5 nhóm nợ mà khách hàng cần nắm rõ để biết mình có rơi vào 1 trong những trường hợp đó hay không.
Cách tra cứu CIC nợ xấu ngân hàng

Nhiều người thậm chí không biết mình đã mắc nợ xấu cho đến khi đi vay và ngân hàng thông báo điều đó. Nguyên nhân là bởi nợ xấu có thể đến từ nhiều trường hợp:
- Bản thân bạn đã từng vay vốn và vô tình hoặc cố tình bị chậm thanh toán
- Người khác mượn hoặc lấy cắp thông tin cá nhân của bạn để vay và chậm thanh toán khiến bạn dính nợ xấu
Vậy nên trước khi đi vay vốn hoặc mua đồ trả góp thì chúng ta phải biết tình trạng nợ của mình để tránh rắc rối và tốn thời gian giao dịch các thủ tục ở ngân hàng, cửa hàng mua sắm.
Hiện nay có 3 cách cơ bản mà mọi người có thể tham khảo để thực hiện kiểm tra tình trạng nợ xấu bản thân.
Nhờ nhân viên ngân hàng kiểm tra
Nếu bạn có người quen làm ở ngân hàng thì có thể nhờ họ kiểm tra thông tin trên CIC xem mình có đang dính nợ xấu hay không. Hoặc khi đi vay vốn, nhân viên ngân hàng tự chủ động dò ra thông tin xem khách hàng có nợ xấu không. Từ đó họ mới quyết định có cho bạn vay vốn hay trả góp gì không.
Cách này không khả thi trong trường hợp bạn không có nhu cầu vay vốn hoặc không quen ai làm trong ngân hàng nhưng tự nhiên lại muốn kiểm tra xem mình có bị nợ xấu trên CIC không.
Kiểm tra thông qua nhân viên tài chính
Thông thường thì các nhân viên làm ở công ty tài chính lớn có thể giúp bạn kiểm tra tình hình nợ trên CIC. Trường hợp bạn có nhu cầu làm hợp đồng vay vốn hoặc mua hàng trả góp thông qua công ty tài chính thì họ sẽ kiểm tra nợ xấu của bạn để bắt đầu giao dịch.
Việc kiểm tra lịch sử nợ xấu trên CIC tại công ty tài chính sẽ tốn phí nếu bạn yêu cầu chủ động. Còn trong trường hợp kiểm tra để bắt đầu vay vốn hay mua sắm trả góp thì bạn sẽ được kiểm tra miễn phí. Đó là nhiệm vụ, thao tác bắt buộc mà nhân viên tài chính phải làm.
Kiểm tra nợ trên hệ thống CIC nợ xấu ngân hàng
Đối với khách hàng cá nhân, bạn có thể kiểm tra được thông tin nợ xấu của mình tại hệ thống CIC. Tuy nhiên thông tin của những năm trước đó thì có thể hoặc không thể xem được tùy cách. Xem nợ xấu trên CIC lại có 2 cách khác nhau:
- Tra cứu nợ xấu bằng CMND online
- Truy cập và đăng ký tài khoản trên website cic.org.vn
- Đăng nhập tài khoản vào hệ thống, chọn báo cáo khai thác
- Trong đó hiển thị báo cáo miễn phí và báo cáo có tính phí
Bạn sẽ chọn 1 trong 1 loại báo cáo đó. Lưu ý: nên chọn loại báo cáo miễn phí, chỉ cần nhập mã OTP được gửi về sim điện thoại là có thể tra được lịch sử nợ xấu của mình mà không tốn số tiền nào.
- Kiểm tra có nợ xấu hay không bằng app CIC
Nếu thường xuyên sử dụng các giao dịch vay vốn, mua sắm trả góp và muốn quản lý, theo dõi các hoạt động nợ của mình, bạn nên tải ap CIC về máy điện thoại để tiện dùng. Hiện nay ứng dụng đã hỗ trợ trên các hệ điều hành Android (CH Play) và iO (App Store).
- Truy cập, đăng ký tài khoản trên app CIC
- Vào menu, chọn khai thác báo cáo
- Lựa chọn loại có phí hoặc miễn phí
Cũng tương tự như trên web, đối với báo cáo miễn phí thì bạn chỉ cần nhập mã xác nhận là xem được tình hình nợ xấu, còn loại có phí thì phải tốn một số tiền. Tuy nhiên bạn có thể nên chọn báo cáo tính phí nếu muốn tra cứu thông tin nợ xấu của mình ở những năm về trước.
Nếu chọn loại đó thì bạn sẽ thanh toán bằng 1 trong 3 hình thức:
- Trả tiền mặt tại địa chỉ CIC
- Quẹt thẻ
- Chuyển khoản
Nợ xấu CIC bao lâu thì xóa được, xóa cách nào?
Cách xóa nợ xấu, bao lâu xóa được nợ xấu
Nếu muốn biết nợ xấu bao lâu sẽ xóa được thì câu trả lời còn tùy thuộc vào việc bạn có nợ xấu thuộc nhóm nào. Còn cách xóa nợ xấu thì chỉ duy nhất một giải pháp là chúng ta phải trả hết tiền cho ngân hàng hoặc công ty tài chính mà mình đã vay trước đó, bao gồm cả gốc, lãi và tiền lãi quá hạn.
Khi chúng ta không thanh toán 3 khoản tiền đó thì thông tin nợ xấu sẽ còn lưu vô thời hạn trên hệ thống CIC. Càng để lâu thì việc xóa nợ càng khó khăn và tốn nhiều thời gian. Đặc biệt những ai rơi vào nhóm nợ 3, 4, 5 là nợ xấu, thì càng khó xóa và được vay tiếp.
Dịch vụ xóa nợ xấu
Vì nhiều khách hàng có nhu cầu xóa nợ xấu để tiếp tục vay vốn, trả góp mua sắm, nên không ít dịch vụ như vậy sinh sôi trong thời gian gần đây. Tuy nhiên họ chỉ lợi dụng sự cả tin và thiếu hiểu biết của khách hàng để trục lợi. Bởi vì thực tế không có cách nào để xóa nợ xấu ngoài cách mà chúng ta vừa đọc ở trên.
Có thể bạn sẽ nhận được lời mời từ các cá nhân hay tổ chức trên mạng về việc chỉ cần đưa cho họ một số tiền thì nợ xấu sẽ được xóa khỏi danh sách CIC. Đừng vội tin người mà làm theo các yêu cầu đó.
Tất cả các dịch vụ xóa nợ xấu đều không đúng, là lừa đảo, c thể khẳng định như vậy. Bởi vì nếu có dịch vụ tiện lợi như vậy thì khách hàng mặc sức mà vay, rồi dính nợ xấu, rồi tự xóa, rồi lại vay tiếp. Lúc này luật và các biện pháp cưỡng chế của nhà nước còn có tác dụng gì? Bạn hãy tự ngẫm rồi cân nhắc điều này.
Nợ xấu có vay tiền được không, vay ở đâu
Nợ xấu vay tiền được không?
Theo lý thuyết thì người bị dính nợ xấu không được vay tiền hay mua sắm trả góp thông qua một ngân hàng hay công ty tài chính nào cả.
Tuy nhiên nếu nợ xấu đã được thanh toán thì các ngân hàng sẽ cân nhắc cho phép khách hàng vay vốn lại với thời gian cụ thể như sau:
- Nợ nhóm 1: có thể cho vay vốn ngay
- Nhóm 2, nợ cần chú ý: cho vay vốn sau 12 tháng
- Nợ nhóm, 4, 5: khá là khó khăn để vay vốn, có thể được sau 5 năm
Bị nợ xấu vay được ở đâu?
Rơi vào các nhóm nợ 1, 2 thì khá đơn giản để mọi người vay tiền thêm những lần tiếp theo. Thế nhưng nợ từ nhóm 3 trở lên thì rất khó có ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào chấp nhận cho vay.
Tuy nhiên vẫn có những nơi cho vay dù khách hàng dính nợ xấu, thậm chí còn rất ưu đãi. Đó là:
- App Crezu: Mức lãi suất áp dụng là 12 – 20%/ năm và ưu đãi 0% cho mức lãi suất của tháng đầu tiên.
- Web Doctor Đồng: Đăng ký hồ sơ nhanh gọn và duyệt trong vòng 5 phút. Khách hàng sẽ được nhận ngay khoản vay 10 triệu đồng với lãi suất 0% cho tháng đầu tiên.
Ngoài ra, có một số ngân hàng, tổ chức tín dụng cho phép khách hàng đang dính nợ nhóm 2 vay tiền nhưng phải chứng minh tài chính nghiêm ngặt. Đó là Prudential Finance, FE Credit, Standard Chartered, TPBank.
Còn trường hợp khách hàng bị nợ xấu muốn vay thế chấp ngân hàng thì được hỗ trợ ở Đồng Nai, Bình Dương và TpHCM. Khách hàng cần chứng minh được thu nhập lương chuyển khoản qua ngân hàng bằng sao kê. Điều bắt buộc là bạn phải mua bảo hiểm khoản vay.
Nợ xấu đi vay tiền cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Đối với người bị nợ xấu thì việc vay vốn tín dụng chắc chắn sẽ cần thủ tục rườm rà hơn so với người vay tiền lần đầu. Theo quy định chung của đa số các tổ chức thì bạn cần các giấy tờ sau:
- CMND/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
- Sổ hộ khẩu (họ sẽ trả lại bản gốc cho bạn)
- Hợp đồng lao động
- Sao kê bảng lương
Làm sao để không bị nợ xấu?
Nợ xấu được kết thành khi bản thân khách hàng vay vốn hoặc trả góp không đúng thời hạn, hoặc hồ sơ cá nhân được người khác sử dụng và vi phạm điều này. Vậy làm thế nào để không bị dính nợ xấu? Bạn cần lưu ý những nội dung sau:
- Không đứng ra vay tiền hoặc làm hồ sơ trả góp giúp người khác, đặc biệt là không phải người thân trong gia đình
- Thanh toán các khoản nợ đúng hạn theo hợp đồng, nếu sử dụng thẻ tín dụng thì hãy thanh toán sự nợ đúng thời hạn
- Trước khi vay, cần cân nhắc về khả năng chi trả của mình, nếu không khả thi thì tốt nhất bạn không nên giao dịch
- Nếu bị quá hạn ngân hàng, hãy chủ động liên hệ hoặc khi nhân viên gọi hãy nghe máy để thỏa thuận
Điều cuối cùng này rất quan trọng. Tức là nếu chẳng may tháng này bạn chưa có khả năng thanh toán đúng hẹn thì hãy liên hệ với ngân hàng/ tổ chức tín dụng để thỏa thuận, gia hạn ngày trả. Hoặc nếu có nhân viên tín dụng gọi điện thì hãy bắt máy và nói chuyện rõ ràng. Bởi vì nếu bạn cố tình không bắt máy thì họ sẽ kết luận bạn là khách hàng trốn nợ, bị ghi vào danh sách đen.
Thực tế rất nhiều người đã rơi vào tình trạng nợ xấu nhưng không biết xử lý như thế nào. Qua bài viết, chúng ta đã hiểu rõ hơn về CIC nợ xấu ngân hàng và làm sao khi dính nợ xấu, hoặc cách để hạn chế tối đa nguy cơ bị ghi vào danh sách nợ xấu của tổ chức này.