Wednesday, 24 Apr 2024
Tin tức

Đưa hình ảnh cho vay tiền không trả để ép đòi nợ có vi phạm luật không?

Trường hợp đưa hình ảnh cho vay tiền không trả lên các trang mạng xã hội để ép đòi nợ có vi phạm luật không đang là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Theo Infofinance tìm hiểu thì căn cứ trên điểm e, Khoản 3, Điều 102 thuộc Nghị Định 15/2020/NĐ-CP, hành vi đăng hình ảnh của người vay tiền không trả nợ sẽ bị xử phạt hành chính. Bài viết sau sẽ cung cấp rõ hơn về quy định xử phạt  này.

Tự ý đăng hình ảnh cho vay tiền không trả ép đòi nợ có vi phạm không?

Hiện nay trên các trang mạng xã hội đang xuất hiện nhiều trường hợp người dùng đăng hình ảnh cho vay tiền không trả lên để ép đòi nợ. Vậy hành vi này có vi phạm luật không? Căn cứ vào Điều 32 trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì mỗi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình.

Bởi vậy, nếu người khác muốn dùng hình ảnh cá nhân của bạn thì bắt buộc phải được bạn cho phép. Nếu việc sử dụng hình ảnh nhằm mục đích thương mại hoặc dùng để quảng cáo thì người dùng ảnh còn phải trả thêm tiền cho hình ảnh của cá nhân sở hữu nó.

Vì vậy nếu chủ nợ tự ý lấy ảnh của người nợ mình đăng lên các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Zalo hay Facebook,… nhằm gây áp lực, ép buộc người vay phải trả nợ thì đây chính là hành vi vi phạm luật pháp và trực tiếp xâm phạm đến quyền hình ảnh của người đi vay.

hinh-anh-cho-vay-tien-khong-tra-3
Hành động tự ý đăng hình ảnh cho vay tiền không trả là vi phạm luật

Thậm chí có khá nhiều nạn nhân trong trường hợp này chẳng phải là người thực sự đi vay mà là người thân, bạn bè hay đồng nghiệp của họ. Vì khi vay tiền ở những công ty tài chính hay các app vay tiền online hiện nay thì người vay thường cung cấp thông tin, số điện thoại của bạn bè, người thân,… để tham chiếu.

Khi người vay không trả được nợ thì các app vay tiền hay các công ty tài chính sẽ liên tục đòi nợ từ người thân hay bạn bè của người đi vay. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người tuy không vay tiền nhưng vẫn bị bêu ảnh, chế ảnh đăng lên các trang mạng xã hội để ép người này phải trả nợ thay người vay.

>> Xem thêm: 12 cách đòi nợ hiệu quả, khéo léo, văn minh, nhanh nhất không có giấy tờ

Xử phạt hành vi đăng hình ảnh cho vay tiền không trả ép đòi nợ

Dù là hành vi đăng hình ảnh cho vay tiền không trả của người vay hay người thân, đồng nghiệp, bạn bè của người vay để đòi tiền thì tùy vào mức độ, tính chất của hành vi mà bên cho vay có thể phải chịu xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Quy định xử phạt cụ thể được Infofinance.vn cung cấp như sau:

Xử phạt hành chính

– Trường hợp người bị đăng hình ảnh cho vay tiền không trả là người có vay tiền và đang trốn tránh nghĩa vụ thanh toán nợ thì hành vi của người cho vay sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của điểm e, Khoản 3, Điều 102 thuộc Nghị Định 15/2020/NĐ-CP:

+ Với hành vi thu thập, dùng thông tin cá nhân của người khác mà chưa được sự đồng ý thì bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng khi cá nhân vi phạm.

+ Với hành vi thu thập, dùng thông tin cá nhân của người khác mà chưa được sự đồng ý phạt từ 10 – 20 triệu đồng khi tổ chức vi phạm.

hinh-anh-cho-vay-tien-khong-tra
Xử phạt hành chính với hành vi tự ý đăng ảnh cho vay tiền

– Trường hợp người bị đăng hình ảnh cho vay tiền không phải là người thực sự nợ tiền mà là người bị ghép ảnh và bị quấy rối, đe dọa thì người vi phạm chịu xử phạt hành chính theo quy định ở điểm a, Khoản 1, Điều 101 thuộc Nghị Định 15/2020/NĐ – CP:

+ Với hành vi chia sẻ những thông tin sai sự thật, giả mạo, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân thì mức phạt là 5 – 10 triệu đồng khi cá nhân vi phạm.

+ Với hành vi chia sẻ những thông tin sai sự thật, giả mạo, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân thì mức phạt là 10 – 20 triệu đồng khi tổ chức  vi phạm.

Xử lý hình sự

Trong trường hợp người bị đăng hình ảnh cho vay tiền không trả là người đã nợ tiền thì hành vi của người đăng có thể bị xử lý hình sự theo Điều 155 thuộc Bộ Luật hình sự năm 2015 về tội làm nhục người khác, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác. Tùy theo mức độ vi phạm mà các khung hình phạt được áp dụng như sau:

+ Khung hình phạt nhẹ nhất cho hành vi trên là phạt 10 – 30 triệu đồng.

+ Phạt cải tạo không giam giữ người vi phạm lên đến 03 năm.

+ Hình phạt nặng nhất là phạt ngồi tù từ 3 tháng đến 02 năm.

hinh-anh-cho-vay-tien-khong-tra-1
Xử lý hình sự với hành vi tự ý đăng ảnh cho vay tiền để xúc phạm nhân phẩm, danh dự

Trong trường hợp mà người bị đăng hình ảnh cho vay tiền không phải là người vay tiền thực sự mà là do người vay bịa đặt ra thông tin thì có thể bị xử lý hình sự về đội vu khống.

Căn cứ theo điều 156 thuộc Bộ Luật Hình Sự năm 2015 với hành vi lan truyền/bịa đặt những điều biết rõ là sai sự thật để xúc phạm nhân phẩm, danh sự, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác sẽ bị xử lý hình sự theo khung hình phạt sau:

+ Khung hình phạt nhẹ nhất với hành vi vi phạm trên là phạt từ 10 – 50 triệu đồng.

+ Phạt cải tạo không giam giữ người vi phạm lên đến 2 năm hoặc phạt ngồi tù từ 3 tháng – 1 năm.

+ Hình phạt nặng nhất là bị phạt ngồi tù từ 1 năm – 3 năm.

Bên cạnh bị xử phạt hành chính và xử lý hình sự, người đăng ảnh cho vay tiền để ép đòi nợ người khác còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm uy tín, nhân phẩm, danh dự của người khác theo điều 592 thuộc Bộ luật Dân Sự 2015 gồm:

+ Bôi thường các khoản chi phí phù hợp để hạn chế, khắc phục những thiệt hại.

+ Bôi thường cho khoản thu nhập thực tế của người bị đăng hình ảnh đã bị giảm sút hoặc bị mất hoàn toàn nguồn thu nhập.

+ Bồi thường cho những thiệt hại khác…

>> Xem thêm: Tôi “Không vay tiền vẫn bị đòi nợ” liên tục nhắn tin, đe dọa, khủng bố

Làm sao khi bị đăng hình ảnh cho vay tiền không trả ép đòi nợ?

Hiện nay có 2 biện pháp để ngăn chặn hành vi bị đăng hình ảnh cho vay tiền không trả lên mạng xã hội. Cụ thể là:

Tố cáo tới cơ quan công an

Để tố cáo với công an rằng bạn bị người khác bêu ảnh cho vay tiền lên mạng xã hội thì mọi người cần phải làm đơn tố cáo bài bản với đầy đủ các nội dung như:

+ Ngày/tháng/năm làm đơn tố cáo

+ Họ tên người đi tố cáo

+ Nội dung tố cáo về việc bị đưa hình ảnh cho vay tiền không trả lên mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mình.

Ngoài ra, người đi tố cáo còn phải cung cấp thêm những bằng chứng, tài liệu, giấy tờ có liên quan tới việc tố cáo hành vi bị đăng hình ảnh cho vay tiền ép đòi nợ trên mạng xã hội với nội dung xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự,…

Người bị đăng ảnh có thể nộp hồ sơ tố cáo này đến cơ quan cấp xã, huyện, tỉnh đều được. Sau khi nhận đơn, cơ quan công an sẽ xem xét điều tra, xác minh sự việc và chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng và phản hồi cho bạn.

hinh-anh-cho-vay-tien-khong-tra-2
Tố cáo với cơ quan công an để ngăn chặn hành vi đăng ảnh cho vay tiền lên mạng

Khởi kiện ra Tòa

Bên cạnh việc gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an, người bị đăng hình ảnh cho vay tiền không trả lên mạng xã hội để đòi nợ mà gây xúc phạm nặng đến nhân phẩm, danh dự, tinh thần,… còn có thể gửi đơn kiện trực tiếp cho Tòa Án Nhân Dân trong khu vực mình sinh sống.

Trong đơn khởi kiện ở Tòa án, người bị đăng ảnh cần phải nêu rõ tất cả các quyền, lợi ích hợp pháp của mình là bị xâm phạm đến nhân phẩm,danh dự, uy tín và quyền hình ảnh cá nhân.

>> Xem thêm: Bạn mượn tiền không trả phải làm gì? Bị quỵt nợ và cách đòi

Trên đây là chia sẻ chi tiết để giải đáp câu hỏi đưa hình ảnh cho vay tiền không trả để ép đòi nợ có vi phạm luật không cho mọi người cùng tìm hiểu. Nếu mọi người rơi vào trường hợp này thì phải tìm hiểu kỹ về quyền và lợi ích cá nhân của mình theo quy định pháp luật. Đồng thời hãy áp dụng những biện pháp trên để ngăn chặn hành vi này diễn ra ngày một xấu hơn.

Xem thêm:

Post Comment