Friday, 19 Apr 2024
Phong Thủy

Nhà có tang có được đi đám ma không? Sao bao lâu?

Nhà có tang có được đi đám ma không? Là một trong những câu hỏi mà nhiều gia đình Việt hay hỏi khi có người thân mất. Vì đối với họ việc kiêng cử khi nhà đang có tang sẽ giúp gia đình tránh những điều không lành. Vậy hãy cùng Infofinance tìm ra câu trả lời thông qua bài viết này.

Nhà có tang nên kiêng gì?

Khi gia đình đang có tang, người nhà cần phải kiêng cử rất nhiều thứ. Kiêng cử ngoài việc để tránh không động chạm gì đến người đã khuất còn để giữ cho không khí tang lễ được trang nghiêm. Một số việc mà người nhà cần kiêng cử trong tang lễ như sau:

Không sử dụng đồ của người mất

Có quan điểm cho rằng sau khi một người mất đi thì đồ của họ sẽ chứa rất nhiều âm khí. Nếu người dương thế sử dụng sẽ là cách để duy trì liên kết tâm linh với người đã mất. Hoặc có người mất nhưng không biết mình đã mất, họ sẽ đòi lại những thứ của họ mà bạn đang dùng đó.

nha-co-tang-co-duoc-di-dam-ma-khong
Nhà có tang có được đi đám ma không? Sao bao lâu?

Nhiều quan điểm cho rằng thật ra việc này là để tôn trọng người đã khuất. Người nhà vẫn sẽ giữ không gian riêng tư của người đã khuất và không tự tiện đụng chạm vào bất cứ thứ gì.

Tuy nhiên theo thông tục của người Việt, sau khi người mất đã được chôn thì quần áo và các vật dụng liên quan cũng nên được thiêu. Như một cách để đưa những thứ đó cho người đã mất tiếp tục sử dụng.

Không mang trang phục lòe loẹt

Đám tang là một sự kiện trang trọng, nơi mà gia đình đang trải qua cảm xúc đau khổ. Vậy nên việc mang trang phục lòe loẹt đến nơi đây là hoàn toàn không phù hợp. Hay có thể nói, những người như vậy rất vô ý và bất lịch sự.

Trang phục lòe loẹt có thể gây cho người khác cảm giác không được tôn trọng. Vậy nên nếu bạn có đến dự bất kì một cái đám tang nào cũng cần phải lưu ý. Thông thường sẽ mang trang phục tối màu hoặc màu trang như đồ của tang quyến. Việc chú trọng trang phục sẽ thể hiện bạn là một người lịch sự và hiểu chuyện đó.

>> Tin liên quan: Đi đám ma có được mặc váy không? Các trang phục đi đám ma cho nữ

Không để chó, mèo nhảy qua xác người đã mất

Có quan niệm cho rằng việc chó mèo nhảy qua xác người mất có thể gây xui xẻo. Hoặc làm rối loạn linh hồn và gây sự không bình yên cho người đã khuất. Để tôn trọng và tuân theo quan niệm này, người ta thường hạn chế chó mèo tiếp xúc với xác người mất.

Ngoài ra, mèo thường có dương khí rất mạnh, nên khi nhảy qua xác người mất (nặng âm khí), theo phản xạ tự nhiên người mất sẽ bật dậy. Việc này sẽ làm rổi loạn đám tang và làm người mất không được yên tĩnh. Nên gia quyến nên tránh cho chó mèo lại gần quan tài.

Không cười đùa nói chuyện lớn

Trong một sự kiện trang trọng và buồn như đám tang, bạn cần phải hết sức ý tứ. Việc cười đùa hay nói chuyện lớn trong không khí này là vô cùng không phù hợp. Có thể xem việc này là thiếu tôn trọng đối với người đã mất và gia đình của họ.

Khi một người thân yêu qua đời, đám tang là dịp để tưởng nhớ và chia sẻ sự đau buồn với nhau. Nếu có ai đó cười đùa hoặc nói chuyện lớn, điều này có thể tạo ra cảm giác khó chịu và gây đau lòng cho những người khác.

Vậy nên trong một đám tang, bạn cần phải giữ một không gian yên tĩnh, để mọi người có thể cầu nguyện, tưởng nhớ đến người đã mất.

Không khóc lóc quá to

Việc khóc lóc quá to trong đám ma là một trong những điều cần kiêng kị. Theo quan niệm dân gian, việc khóc lóc quá thảm thiết sẽ kinh động tới người đã mất. Họ sẽ vì sự thương xót của gia đình mà luyến tiếc mãi nơi đây không siêu thoát được.

Khi một người thân của mình ra đi chắc chắn bạn sẽ rất đau khổ, nhưng hãy nén bi thương vào sâu trong tim nhé. Hãy nhắc nhở người thân, gia đình bạn đừng quá gào lên ở gần quan tài người đã khuất.

Không trả lời khi nghe tiếng gọi

Trong tâm linh, khi một người vừa mới mất thì linh hồn họ vẫn chưa siêu thoát. Lúc này họ vẫn còn quanh quẩn bên gia đinh, người thân. Đến khi họ đã biết bản thân mình không còn nữa sẽ cảm thấy rất lưu luyến.

Dân gian cho rằng người mất sẽ cảm thấy thương nhớ con hoặc cháu họ và muốn kéo theo cùng. Vậy nên họ sẽ gọi và chờ người được gọi đáp. Lúc này linh hồn người đó cũng sẽ bị bắt theo.

Vậy nên trong đám tang cua người thân, nếu bạn nghe thấy bất kì tiếng gọi nào cũng đừng nên trả lời. Mặc dù đây có thể là mê tín dị đoan, nhưng “có kiếng thì mới có lành”. Hãy kiêng cử vì nó sẽ không thừa đâu.

Nhà có tang có được đi đám ma không?

Truyền thống và tín ngưỡng liên quan đến việc nhà có tang có được đi đám ma không có thể khác nhau tùy thuộc vào văn hóa, tôn giáo và quy định địa phương. Tuy nhiên, thông thường, gia đình có tang có thể đi đám ma nhà khác nếu họ muốn. Điều này thường không hạn chế hay kiêng kị gì.

Nếu nhà bạn đang có tang và thắc mắc liệu nhà có tang có được đi đám ma không, thì nên tham khảo và tuân theo thông lệ của khu vực hoặc tôn giáo. Việc này là để thể hiện tôn trọng, tuân thủ các quy tắc về lễ nghi.

Thế nhưng bạn lại không biết rõ các quy định và không chắc là nhà có tang có được đi đám ma không? Lúc này bạn nên thảo luận và tham khảo ý kiến từ người trưởng thành trong gia đình. Hoặc có thể hỏi những người có kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề này trong cộng đồng tôn giáo của bạn.

>> Xem thêm:

Sau tang lễ thì người nhà nên kiêng gì?

Mỗi tôn giáo sẽ có những quy định chung về việc kiêng cử sau đám tang. Infofinance sẽ nhắc bạn một số điều càn phải kiêng qua nội dung dưới đây.

Không đến thăm nhà người khác

Nếu nhà có tang, người nhà thường kiêng cử việc đến nhà người khác chơi trong thời gian ngắn sau đám tang. Điều này thường áp dụng trong nhiều văn hóa và tôn giáo. Mục đích là để tập trung vào việc tưởng nhớ ngừi thân và chấp nhận mất mát.

Cũng có quan niệm cho rằng nhà có tang là đại diện cho điều xui rủi. Nên cần phải kiêng cử đến khà người khác để không mang cái xui đò tới nhà họ. Đặc biệt là giai đoạn đầu năm mới, người nhà có tang không nên đi đâu cả.

Tuy nhiên, quy tắc này có thể khác nhau tùy thuộc vào văn hóa và tôn giáo. Một số gia đình có thể chấp nhận việc đón tiếp bạn bè và người thân trong thời gian tang lễ, trong khi người khác có thể kiêng cử hoàn toàn.

>> Xem thêm: Tại sao người bị bệnh không nên đi đám ma, 11 lý do kiêng cử

Không tổ chức đám cưới

Tang lễ là một sự kiện rất đau buồn, giai đoạn này người nhà phải trải qua sự mất mát rất lớn. Vậy nên việc tổ chức một sự kiện như đám cưới là không phù hợp. Sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người đã khuất.

Theo quan niệm tâm linh, người đã mất thường sẽ ở bên gia đình trong 49 ngày sau đó. Khi tổ chức một sự kiện vui mừng như đám cưới sẽ làm người đã mất cảm thấy buồn tủi. Họ trách người nhà tại sao không thương xót mà có thể hạnh phúc đám cưới.

Cuối cùng tổ chức đám cưới ngay sau đám tang có thể tạo ra sự mất cân bằng và gây áp lực lên gia đình và người tham dự. Vì họ cần thích nghi với những sự thay đổi trong cảm xúc và tâm trạng. Vậy nên nếu đã dự định cho ngày cưới thì bạn hãy hoãn cưới vài tháng đến vài năm, hãy để người đã khuất siêu thoát đã.

Không tổ chức ăn uống, làm cổ quá lớn

Quan niệm về lễ tang trong văn hóa Việt Nam với tiêu chí đơn giản và ấm cúng được coi là lý tưởng. Khi tổ chức tang lễ quá xa hoa và phung phí, ngoài việc tiêu tốn tiền bạc còn không không mang lại lợi ích gì cho người đã khuất. Thậm chí người đã khuất có thể phải gánh chịu nghiệp sau vì gia đình bạn.

Khi gia đình có tang, cần phải tiết kiệm, làm cỗ càng đơn giản càng tốt. Nếu lãng phí, làm những thứ không cần thiết thì tại cõi âm người mất phải gánh chịu đọa đầy. Ngược lại, bạn cần phải làm việc thiện, hồi hướng công đức đến linh hồn người đã mất. Việc này sẽ giúp họ được siêu thoát và luân hồi chuyển kiếp nhanh hơn.

Những người nào không nên đến đám tang

Trong quan điểm tâm linh, có một số trường hợp người nên kiêng cử việc đến dự đám tang. Dưới đây là một số ví dụ:

Người không quá quen biết: Nếu bạn không có mối quan hệ gần gũi với người trong gia đình hoặc người mất, bạn có thể kiêng cử không đến dự đám tang. Điều này thể hiện sự tôn trọng và tránh gây khó xử cho gia đình người đã mất.

Người không có mối quan hệ tốt: Nếu bạn và người mất không có mối quan hệ tốt hoặc có sự xung đột trong quá khứ, có thể nên kiêng cử không tham gia đám tang. Điều này giúp tránh những tình huống không thoải mái và tiềm ẩn xung đột trong giai đoạn tang lễ.

Người không muốn gây phiền hà: Nếu bạn cho rằng việc đến dự đám tang có thể gây phiền hà hoặc không thoải mái cho gia đình đang trong giai đoạn tang lễ, bạn có thể kiêng cử và thể hiện sự tôn trọng đối với gia đình và người thân.

Người già, phụ nữ có thai, trẻ con: Những người này thường sức khỏe sẽ rất kém, vía yếu và dễ bệnh. Mà tại đám tang âm khi rất nặng, sẽ làm môi trường xung quanh trở nên lạnh lẽo. Vậy nên những đối tượng này khi đến đám ma về sẽ dễ trở bệnh.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc đến dự đám tang hoặc không phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân. Trong một số trường hợp đặc biệt, gia đình có thể chấp nhận mọi người đến dự đám tang bất kể quan hệ hoặc lý do nào.

Vậy nhà có tang có được đi đám ma không? Hay là những điều cần kiêng kị liên quan đến đám ma. Nếu gia đình có người mất bạn cần phải biết rõ về những điều này để có cách xử lý phù hợp. Đồng thời thể hiện được sự tôn trọng thành kính đối với người đã mất.

Post Comment