Thursday, 18 Apr 2024
Tài chính cá nhân Thẻ tín dụng

Số tiền bị phong tỏa trong thẻ tín dụng là gì? Làm cách nào để lấy được?

Một số trường hợp tiền trong tài khoản thanh toán bị tạm khóa một phần hoặc toàn bộ. Khách hàng băn khoăn số tiền phong tỏa thẻ tín dụng là gì, tại sao bị phong tỏa, làm cách nào để lấy lại tiền, có bị mất luôn không,… Rất nhiều thắc mắc được đưa ra. Hôm nay chúng ta sẽ cùng infofinance tìm kiếm lời giải đáp thỏa đáng nhất.

Số tiền phong tỏa thẻ tín dụng là gì?

Số tiền phong tỏa là gì?

Có thể bạn đã từng nghe đến những cụm từ như tiền gửi phong tỏa, tài khoản tiền gửi phong tỏa, hay gần nhất là phong tỏa tài khoản. Các nội dung này khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu cụ thể về chúng.

Trước tiên chúng ta tìm hiểu về khái niệm phong tỏa. Đây là cụm từ chỉ việc bao vây, khóa giữ một khu vực, bộ phận nào đó khiến cho nó bị cô lập, không thể liên thông, liên lạc với bên ngoài. Hẳn là bạn cũng hiểu ý nghĩa này khi nghe những câu thường gặp hơn như là tòa nhà kia bị phong tỏa, khu chợ bị phong tỏa,…

Vậy số tiền bị phong tỏa là gì? Nó là tiền bị khóa 1 phần hoặc toàn bộ, việc phong tỏa được thực hiện bởi các tổ chức tài chính có thẩm quyền. Khi đã bị phong tỏa thì số tiền đó không còn được sử dụng được nữa, tạm thời hoặc vĩnh viễn (trường hợp bị đóng luôn tài khoản).

tien-phong-toa-trong-the-tin-dung-la-gi
Tiền phong tỏa trong thẻ tín dụng là gì

Nguyên nhân tiền bị phong tỏa trong thẻ tín dụng

Quy định về vấn đề phong tỏa tài khoản ngân hàng được ghi ở khoản 2 điều 12 của nghị định chính phủ. Cụ thể ở đây là thẻ tín dụng, các nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Khách hàng vi phạm quy định của nhà nước về tài chính, tín dụng
  • Có dấu hiệu gian lận, không minh bạch trong hoạt động thanh toán
  • Các chủ tài khoản thanh toán chung có phát sinh tranh chấp tài khoản
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn
  • Khách hàng bị mất thẻ tín dụng hoặc bị lộ thông tin tài khoản thẻ

Khách hàng sẽ có nguy cơ bị phong tỏa tài khoản thanh toán thẻ tín dụng nếu thuộc một trong những trường hợp trên. Nếu không phải là nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì bạn nên chú ý, hạn chế tối đa những tình huống tiền trong thẻ bị phong tỏa do lỗi của mình.

Tìm hiểu về luật phong tỏa tiền trong thẻ tín dụng

Ai là người có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa thẻ tín dụng

Phong tỏa thẻ tín dụng cũng như phong tỏa tài khoản ngân hàng nói chung, đều chỉ được thực hiện khi có yêu cầu chính thức từ các đối tượng có thẩm quyền. Mặc dù diễn biến ban đầu xuất phát từ yêu cầu của các nhân, tập thể có liên quan, nhưng quyết định cuối cùng được thực hiện khi ngân hàng nhận được yêu cầu lệnh từ:

  • Trưởng đoàn thanh tra hành chính, người ra quyết định thanh tra hành chính
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành

Có thể hình dung như sau: Khi khách hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ phát hiện vấn đề, yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản, thì ngân hàng sẽ gửi báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền cao hơn về những yêu cầu đó. Tiếp đến, sau khi xem xét, xác định trường hợp đúng cần phong tỏa tiền trong tài khoản thẻ thì người có thẩm quyền sẽ gửi yêu cầu xuống ngân hàng để thực hiện lệnh phong tỏa tiền trong thẻ tín dụng.

Khi nào chính thức phong tỏa thẻ tín dụng?

Không phải lúc nào chủ thẻ, người đồng sở hữu hay doanh nghiệp cung ứng dịch vụ yêu cầu thì có thể được phong tỏa thẻ tín dụng ngay. Ngân hàng chỉ được phép tiến hành phong tỏa tiền trong thẻ tín dụng của khách hàng khi:

  • Có văn bản yêu cầu của người có thẩm quyền theo quy định như đã nói trên
  • Sự thỏa thuận của chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được ký kết
  • Các trường hợp khác theo quy định pháp luật hoặc của ngân hàng phát hành thẻ

Ngân hàng có quyền từ chối yêu cầu phong tỏa không?

Có. Khi nhận yêu cầu phong tỏa tài khoản thì ngân hàng có quyền từ chối. Tuy nhiên điều này chỉ được xảy ra nếu ngân hàng xác định các trường hợp yêu cầu không thuộc những nội dung được quy định ở khoản 2 điều 12 Nghị định chính phủ về vấn đề này.

Nếu có yêu cầu phong tỏa tài khoản thẻ tín dụng mà việc phong tỏa xảy ra và trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì người ra lệnh thực hiện đó phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều gì xảy ra sau khi phong tỏa tiền trong thẻ tín dụng?

  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gửi văn bản thông báo cho chủ tài khoản về lý do và phạm vi phong tỏa
  • Tiền bị phong tỏa 1 phần thì phần còn lại vẫn được sử dụng bình thường
  • Ngân hàng đang quản lý tài khoản của người vi phạm pháp luật lập biên bản về việc đã phong tỏa
  • 1 bản của biên bản được giao cho chủ thẻ, 1 bản giao cho người có liên quan, 1 bản gửi cho Viện kiểm soát cùng cấp, 1 bản đưa vào hồ sơ vụ án và 1 bản lưu tại Kho bạc nhà nước

Khi nào lệnh phong tỏa kết thúc?

Khi có một phần hoặc toàn bộ số tiền phong tỏa thẻ tín dụng thì khách hàng sẽ quan tâm khi nào hết thời hạn phong tỏa. về vấn đề này, pháp luật quy định những trường hợp cụ thể.

Kết thúc phong tỏa tiền trong thẻ tín dụng khi có 1 trong các điều kiện sau:

  • Thời hạn phong tỏa của số tiền đã kết thúc (thời hạn được quy định từ ban đầu khi bắt đầu phong tỏa)
  • Cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản yêu cầu chấm dứt phong tỏa tài khoản thẻ tín dụng
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã khắc phục sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán trước đó
  • Tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung đã có văn bản thông báo chấm dứt tranh chấp về tài khoản chung
tien-phong-toa-trong-the-tin-dung-la-gi-2
Khi nào tiền phong tỏa trong thẻ tín dụng hết bị phong tỏa

Cách để không bị phong tỏa tiền trong thẻ tín dụng

Việc để cho tiền trong thẻ tín dụng bị phong tỏa là điều không ai mong muốn. Nó sẽ làm cho quá trình thanh toán bị gián đoạn, không thể giao dịch một cách bình thường, thậm chí gây nên những trở ngại lớn làm tổn thất kinh tế cho chủ thẻ. Vậy làm thế nào để tránh điều không hay nay? Gợi ý là:

  • Không để tài khoản bị rơi vào tình huống vi phạm quy định của nhà nước ban hành
  • Hạn chế tối đa các trường hợp tranh chấp với người chủ thanh toán chung thẻ tín dụng
  • Không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để tài khoản của mình bị quyết định phong tỏa

Những lưu ý này chỉ giúp bạn hạn chế nguy cơ tiền bị phong tỏa trong thẻ tín dụng. Chứ chúng không tuyệt đối ngăn chặn được những tình huống khách quan dẫn đến việc số tiền bị phong tỏa.

Ngoài ra, khách hàng yêu cầu tổ chức phát hành thẻ phong tỏa tài khoản càng sớm càng tốt ngay khi bị mất thẻ hoặc có người biết được thông tin của thẻ. Việc này sẽ giúp bạn bảo toàn được tài chính của mình, đề phòng kẻ gian sử dụng thẻ và chi tiêu thả cửa khiến bản thân rơi vào nợ nghiêm trọng.

Làm cách nào để lấy được tiền bị phong tỏa?

Trong suốt thời gian tiền trong thẻ tín dụng bị phong tỏa thì một điều chắc chắn là khách hàng không thể lấy lại được, không thể sử dụng tiền đó để giao dịch cái gì được. Một vài trường hợp hiếm hoi tiền của chủ thẻ được trả lại nếu bên đề nghị phong tỏa thực hiện sai pháp luật gây tổn thất cho mình. Hoặc khi ngân hàng từ chối yêu cầu phong tỏa.

Còn chủ thẻ muốn tiền bị phong tỏa được quay về trạng thái bình thường, có thể sử dụng được, thì phải đợi đến khi: (một trong những tình huống này)

  • Hết thời hạn phong tỏa quy văn bản quy định
  • Bên yêu cầu phong tỏa có lệnh kết thúc phong tỏa
  • Văn bản thỏa thuận của bạn với bên cung ứng dịch vụ thanh toán được thông qua

Với những chia sẻ trong bài viết, chúng ta đã biết cụ thể về số tiền phong tỏa trong thẻ tín dụng và những thông tin liên quan đến vấn đề này. Mọi người nên chú ý để không bị rơi vào các tình huống không mong muốn như vậy. Nên để thẻ tín dụng của mình trong trạng thái an toàn, minh bạch, được sử dụng giao dịch bình thường và hiệu quả.

Xem thêm: Xem sao kê thẻ tín dụng Fe Credit

 

Post Comment