Friday, 19 Apr 2024
DigiBank Tài khoản

Tài Khoản Ngân Hàng Là Gì? Cách tạo, sử dụng, báo lỗi và khóa

  • Tài khoản ngân hàng là gì?
  • Có nên lập tài khoản ngân hàng?
  • Cách tạo, sử dụng, báo lỗi và khoá?

Trong hoàn cảnh hiện đại ngày nay, việc ra đời nhưng hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt ngày càng phổ biến. Chính vì thế, để có thể quản lý tài chính, ổn định thu nhập hơn và cuộc sống dễ dàng hơn thì bạn không thể bỏ qua những kĩ năng cũng như kiến thức về ngân hàng, thanh toán điện tử,…Từ đó, có phải bạn đang có những thắc mắc như trên? Hãy cùng infofinace giải đáp những thắc mắc đó thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tài khoản ngân hàng là gì?

Khái niệm về tài khoản ngân hàng

Tài khoản ngân hàng là một loại tài khoản giúp quản lý tài sản của cá nhân hay doanh nghiệp, từ đó cho phép chủ của tài khoản thực hiện một số hoạt động chính như thanh toán hay tiết kiệm tiền. Các giao dịch tài chính được thực hiện trên tài khoản ngân hàng trong các thời điểm nhất định được báo cáo cho bạn trên bảng sao kê ngân hàng và số dư trên tài khoản, giúp bạn có thể theo dõi tình hình tài chính của mình bất cứ lúc nào.

Để có thể hình dung dễ hơn, tài khoản ngân hàng như một két sắt ảo có tính bảo mật cao dùng để cất giữ tiền, và nó có sự khác biệt so với các loại két sắt vật lý thông thường đó chính là nó có khả năng sinh lời bằng lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Có 2 loại tài khoản ngân hàng chúng ta dễ thấy đó là: Tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm.

tai-khoan-ngan-hang-la-gi
Tài khoản ngân hàng là gì?

Tài khoản ngân hàng có bao nhiêu số?

Tuỳ vào từng tài khoản ngân hàng thuộc các ngân hàng cụ thể khác nhau mà có số tài khoản ngân hàng khác nhau và riêng biệt. Cụ thể, dưới đây là ví dụ về một số ngân hàng lớn của nước ta hiện nay:

  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank có số tài khoản 13 số với các đầu số phổ biến là 130, 318, 490,…
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank có số tài khoản là 13 số gồm các đầu số: 007, 004, 0491…
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Techcombank có số tài khoản là  14 số gồm các đầu số như: 102, 196…
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank có số tài khoản gồm 12 số với đầu số: 103. 108…
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank có số tài khoản là 12 số và đầu số: 020, 5611…

Các loại tài khoản ngân hàng

Tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là tài khoản ngân hàng mà quý khách dùng để gửi tiền vào sau đó uỷ quyền cho ngân hàng quản lý. Từ đó, bạn có thể yêu cầu ngân hàng giúp bạn thanh toán các hoá đơn dịch vụ, chuyển tiền,…Tài khoản này thường sử dụng với mục đích chính như nhận lương, chuyển hay nhận tiền, thực hiện các giao dịch trong kinh doanh.

Khi bạn gửi tiền vào tài khoản thanh toán, bạn vẫn có thể được ngân hàng trả lãi suất định kì như tài khoản tiết kiệm, nhưng lãi suất được áp dụng là lãi suất của tiền gửi không kì hạn nên rất thấp

Các loại tài khoản ngân hàng

Tài khoản tiết kiệm

Như tên gọi của nó, khác với tài khoản thanh toán với mục đích thanh toán là chính, tài khoản tiết kiệm là loại tài khoản dùng để tiết kiệm tiền bằng cách gửi tiền và để đầu tư và từ đó có thể sinh lời. Số tiền này, khách hàng có thể nhận ngay sau khi gửi hoặc có thể lựa chọn nhận định kì như cuối kì hạn hoặc nhận hàng tháng.

Đa số với các ngân hàng, tài khoản tiết kiệm được phân ra thành nhiều hạn mức khác nhau và bạn có thể đăng ký mở tài khoản tiết kiệm mà không bị giới hạn về số lượng. Ngoài ra, khi khách hàng rút số tiền gốc từ tài khoản tiết kiệm mà chưa đến kì hạn thì sẽ bị chấp nhận lãi suất không kì hạn và lãi suất này thường rất thấp.

So sánh tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm

Bạn có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt giữa tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm khi theo dõi bảng dưới đây:

Đặc điểm của tài khoản Tài khoản thanh toán Tài khoản tiết kiệm
Mục đích sử dụng
  • Được dùng với mục đích thanh toán là chủ yếu.
  • Khách hàng dùng tài khoản thanh toán có thể thanh toán một số dịch vụ hoá đơn,… hoặc dùng để nhận và gửi tiền có trong tài khoản khách hàng.
  • Được dùng với mục đích đầu tư sinh lời là chủ yếu.
  • Khách hàng có thể nhận số tiền lãi ở tài khoản tiết kiệm vào thời điểm sau khi gửi hoặc vào định kì.
Hình thức thẻ ngân hàng
  • Tài khoản thanh toán được thực hiện thông qua các loại thẻ thanh toán.
  • Những thẻ thanh toán phổ biến đó là thẻ ghi nợ nội địa và một số thẻ ghi nợ quốc tế như Visa, Mastercard
  • Các hoạt động khi sử dụng tài khoản tiết kiêm được ghi lại trong quyển sổ tiết kiệm. Các hoạt động này thường là các hình thức gửi và rút tiền.
  • Những hoạt động trên và những thông tin về lãi suất sẽ được lưu vào sổ tiết kiệm nên bạn cần phải giữ kĩ, tránh trường hợp bị mất.
Cách rút tiền mặt
  • Khách hàng có thể thực hiện việc rút tiền mặt tại các cây ATM hoặc trực tiếp tại ngân hàng tại điểm thuận tiện và gần nhất
  • Bạn nên tham khảo những ngân hàng liên kết với nhau để có thể rút tiền một các dễ dàng mà không nhất thiệt cần phải giao dịch ở ngân hàng mà bạn mở tài khoản. Khi giao dịch khác ngân hàng, đa số bạn sẽ phải mất một khoản phí nhất định.
  • Vì sử dụng sổ tiết kiệm nên bạn sẽ không thể rút tiền tiết kiệm ở ATM mà phải đến ngân hàng để được thực hiện giao dịch.
  • Từ đó, để khắc phục mà một số ngân hàng đã mở những thẻ tiết kiệm đa năng thuận tiện hơn cho người dùng.
Lãi suất áp dụng
  • Tài khoản thanh toán có lãi suất linh hoạt hơn.
  • Sử dụng lãi suất không kì hạn nên thường rất thấp
  • Hình thức sử dụng tài khoản tiết kiệm có nhiều hạn mức khác nhau tuỳ vào thời gian mà bạn gửi tiền vào tài khoản
  • Khách hàng sẽ phải phụ thuộc vào hạn mức đã đăng ký trước đó. Từ đó, nếu rút tiền trước kỳ hạn, lãi suất của tài khoản tiết kiệm được tính theo lãi suất không kỳ hạn giống như của tài khoản thanh toán Cách tạo tài khoản ngân hàng

Nên mở tài khoản ngân hàng ở đâu

Nên làm thẻ ATM ngân hàng nào không mất phí?

Hiện nay nhiều ngân hàng khuyến khích sử dụng dịch vụ của mình, từ đó họ cung cấp cho khách hàng những ưu đãi bằng khách cho khách hàng mở thẻ miễn phí. Bạn có thể tham khảo những ngân hàng sau đây để mở thẻ ATM phù hợp mà không mất phí nhé:

  • Ngân hàng Đông Á: Miễn phí mở thẻ sinh viên, thẻ đa năng
  • Ngân hàng Nam Á: Miễn phí tất cả các loại thẻ
  • Ngân hàng SHB: Thẻ Solid, thẻ Sporting
  • Ngân hàng VPBank: Miễn phí tất cả các loại thẻ
  • Ngân hàng Vietcombank: Miễn phí thẻ đồng thương hiệu.
  • Ngân hàng ACB: Thẻ ACB thương gia, ACB Payroll, thẻ đa năng
  • Ngân hàng ABBank: Miễn phí tất cả các loại thẻ
  • Ngân hàng Bắc Á: Miễn phí tất cả các loại thẻ
  • Ngân hàng BIDV: Miễn phí thẻ đồng thương hiệu.
Nên mở tài khoản ngân hàng ở đâu

Sinh viên nên làm thẻ ngân hàng nào

Hiện nay, tại các trường đại học đa số đã thực hiện việc nộp học phí thông qua thẻ ngân hàng. Từ đó có thể tiết kiệm được thời gian nộp học phí cũng như công sức,…. Vì vậy, các bạn sinh viên nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình sử dụng một tài khoản ngân hàng có nhiều ưu đãi nhất để phù hợp cho viẹc chi tiêu của mình. Dưới đây là danh sách một số ngân hàng hỗ trợ làm thẻ sinh viên tốt nhất hiên nay:

  • Ngân hàng ACB
  • Ngân hàng Sacombank
  • Ngân hàng Đông Á

Đối với các ngân hàng như trên, ta có thể dễ thấy được sự ưu đãi của chúng như sau

  • Không mất phí: Đối với tân sinh viên sẽ được miễn phí làm thẻ trong những năm học đầu tiên
  • Tiết kiệm thời gian: Các bạn sinh viên sẽ không cần phải xếp hàng để chờ lượt nộp tiền học phí của mình như cách truyền thống mà chỉ cần có tiền trong tài khoản, học phí sẽ tự động trừ.
  • Dễ dàng quản lý tài chính hiệu quả với các thủ tục đơn giản và hiệu quả

Tham khảo thêm: Cách tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh

Hiện tại nên làm thẻ ngân hàng nào

Có rất nhiều tiêu chí để chúng ta có thể lựa chọn ra những ngân hàng phù hợp nhất đối với mình. Mỗi ngân hàng sẽ có cho mình những ưu và những điểm riêng. Dưới đây là một số các ngân hàng phù hợp nhất đối với những với mọi người, không riêng cả những người đã đi làm mà còn phù hợp với học sinh sinh viên:

  • Ngân hàng Sacombank: Đây là một ngân hàng thương mại cổ phần, có quy mô lớn và sự uy tín, tin cậy trên nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á
  • Ngân hàng Vietcombank: Đây là ngân hàng nằm trong top đầu trong các ngân hàng tốt và uy tín nhất hiện nay.
  • Ngân hàng VIB: Là ngân hàng có quy mô ATM rất lớn, được miễn phí rút tiền tại hơn 15700. Ngoài miễn phí rút tiền, ngân hàng VIB còn có nhiều những ưu đãi giúp cho khách hàng được hài lòng
  • Đối với những quý khách quan tâm tới thẻ tín dùng thì nên ưu tiên mở tài khoản tại ngân hàng Techcombank, từ đó bạn sẽ được hưởng những lợi ích tốt nhất tại đây.

Cách tạo tài khoản ngân hàng

Đối với cá nhân

Những cá nhân tạo tài khoản từ các ngân hàng cần có điều kiện như sau:

  • Từ 18 tuổi được phép mở tài khoản ngân hàng, nếu từ 15 tuổi thì cần phải có tài sản đảm bảo
  • Chỉ cần đủ điều kiện trên, bạn có thể mang thẻ CMND tới chi nhánh ngân hàng gần nhất để mở tài khoản thanh toán hoặc tài khoản tiết kiệm một cách dễ dàng.
  • Đối với việc mở thẻ tín dụng chi trước trả sau. Bạn sẽ có thêm nhiều thủ tục phức tạp hơn khi được yêu cầu thêm những giấy tờ chứng minh tài chính

Lưu ý: Đối với hình thức dùng thẻ trả trước thì bạn không cần có tài khoản ngân hàng. Những tài khoản thẻ tín dụng không cần có tiền sẵn trong tài khoản.

Bạn có muốn: tạo tài khoản ngân hàng online nhanh chóng

Đối với doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp muốn mở tài khoản ngân hàng, cần có những điều kiện như sau:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng (theo mẫu): Bạn cần cung cấp cho ngân hàng đầy đủ những thông tin như tên giao dịch, trụ sở chính của doanh nghiệp, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, fax… người mở thẻ ngân hàng chính là người đại diện hợp pháp.
  • Giấy tờ chứng minh sự thành lập và chứng minh việc hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy tờ chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người đăng ký làm chủ tài khoản, CMND hoặc hộ chiếu của người đó.

Tham khảo thêm: Mở tài khoản công ty ngân hàng nào tốt nhất

Lợi ích của việc mở tài khoản ngân hàng

Hiện nay, việc mở tài khoản ngân hàng là rất dễ dàng đối với những cá nhân hay các doanh nghiệp đủ điều kiện. Từ đó, đa số các ngân hàng đều có một số lợi ích chung đối với khách hàng như sau:

  • An toàn: Như đã đề cập trên trong khái niệm của tài khoản ngân hàng, nó hoạt động như một két sắt dược ngân hàng quản lý nên tính bảo mật và an toàn rất cao.
  • Sử dụng tài khoản ngân hàng để đầu tư sinh lãi.
  • Linh hoạt: Linh hoạt rút tiền, chuyển tiền, nhận tiền vào bất kỳ lúc nào bạn muốn.
  • Thanh toán không dùng tiền mặt: Khi đăng kí E-Banking của ngân hàng thì bạn sẽ dễ dàng sử dụng các ví điện tử hay các ứng dụng thanh toán điện tử để có thể thanh toán hoá đơn, thực hiện chuyển khoản mà không cần ra cây ATM hay đến tại chi nhánh.

Dấu hiệu thẻ tài khoản ngân hàng bị lỗi

Trong quá trình sử dụng thẻ ATM tài khoản ngân hàng thì thường sẽ phát sinh những lỗi mà chúng ta sẽ khó có thể tránh khỏi, bạn có thể tham khảo qua một số lỗi, từ đó có thể khắc phục như sau:

Nhập sai 3 lần mã PIN

Nguyên nhân sai mã Pin

Thông thường, đối với nhiều ngân hàng, khi bạn nhập sai mã PIN 3 lần, thì thẻ của bạn sẽ bị khoá. Điều này giúp có thể đảm bảo được tính bảo mật và an toàn cho thẻ của bạn. Tránh trường hợp thẻ của bạn bị mất cắp và kẻ gian sẽ không thể nhập đúng mã PIN của bạn.

Cách xử lý khi nhập sai mã PIN

Sau khi nhập sai mã PIN và bị khoá thẻ, bạn cần mang thẻ ATM tới phòng giao dịch ngân hàng cấp thẻ cho bạn để yêu cầu cấp lại mã PIN,. lưu ý khi đi nhớ mang theo thẻ CMND

Bị nuốt thẻ ATM

Nguyên nhân bị nuốt thẻ ATM

Đây là một lỗi thường gặp và nguyên nhân chính là do một trong ba trường hợp sau:

  • Thẻ nằm trong danh sách đen
  • Người sử dụng nhập sai mã PIN 3 lần liên tiếp (Bạn có thể xem cách khắc phục tại phần trên)
  • Chủ thẻ không nhận lại thẻ trong thời gian nhất định của từng ngân hàng khác nhau.

Cách xử lý bị nuốt thẻ ATM

Cũng như trường hợp sai mã PIN, sau khi bạn bị nuốt thẻ ATM và bị khoá thẻ, bạn cần mang thẻ ATM tới phòng giao dịch ngân hàng cấp thẻ cho bạn để yêu cầu cấp lại mã PIN,. lưu ý khi đi nhớ mang theo thẻ CMND

Máy không trả tiền

Nguyên nhân máy không trả tiền

Trường hợp chính mà bạn không thể rút được tiền đó là: Giao dịch không thành công nhưng tài khoản của bạn vẫn bị trừ tiền và máy không trả tiền lại. Lỗi này là do máy ATM

Cách xử lý bị nuốt thẻ ATM

Khi bị nuốt thẻ ATM tại cây, bạn có thể gọi điện cho trung tâm dịch vụ khách hàng của ngân hàng nến cây cách xa ngân hàng. Nếu cây ATM đặt tại ngân hàng thì bạn có liên hệ trực tiếp với nhân viên ngân hàng để được xử lý nhanh nhất

Cây ATM tạm ngừng dịch vụ

Nguyên nhân thẻ tạm ngừng dịch vụ

Đây là trường hợp lỗi đơn giản, mà nguyên nhân chính là do cây ATM bị lỗi và thường hiện thông báo có nội dung như “Hiện tại máy ATM đang tạm ngừng hoạt động”.

Cách xử lý khi cây ATM tạm ngưng dịch vụ

Bạn có thể tìm cây ATM khác ở nơi gần nhất tại các điểm hay các ngân hàng trên một cách nhanh chóng

Thẻ ATM không rút được tiền

Nguyên nhân ATM không rút được tiền

Các nguyên nhân chính không rút được tiền thông thường như sau:

  • Máy ATM tạm ngừng phục vụ.
  • Khách hàng sử dụng loại thẻ ATM không hợp lệ.
  • Tài khoản của khách hàng bị đóng tại đơn vị phát hành thẻ.
  • Tài khoản của khách hàng có số dư dưới mức tối thiểu để duy trì tài khoản thẻ.
  • Khách hàng chọn số tiền không hợp lệ, máy ATM sẽ không thể chi trả được mệnh giá tiền đó cho bạn, thường là số tiền tối thiểu của một số cây ATM là 100k hoặc 500k
  • Bộ phận trả tiền của máy không hoạt động.
  • Máy hết tiền trong ngăn đựng tiền.

Cách xử lý khi cây ATM không rút được tiền

Bạn có thể đến cây ATM khác hoặc có thể khắc phục bằng cách giao dịch tại các cây ATM khác hoặc trực tiếp tới ngân hàng để có thể khắc phục.

Bị mất/hư hỏng thẻ ATM

Nguyên nhân hỏng thẻ ATM

Bạn bị mất thẻ hoặc bị gãy thẻ hư hỏng, từ đó không có thẻ để có thể giao dịch tại cây ATM được

Cách xử lý khi bị mất thẻ ATM

Trong trường hợp này, cách duy nhất để có thể xử lý chính là làm lại thẻ, bạn cần đến chi nhánh ngân hàng nơi làm thẻ để có thể làm lại thẻ một cách nhanh nhất. Đa số thời gian làm thẻ tại các ngân hàng thường là 1 tuần.

Cách khóa tài khoản ngân hàng

Khi nghi ngờ tài khoản hay thẻ ngân hàng của mình xảy ra lỗi, nghi ngờ trường hợp bị mất cắp lừa đảo thì bạn có thẻ khoá thẻ ngân hàng để đảm bảo tính an toàn và bảo mật của mình

Gọi số hotline của ngân hàng

Khách hàng có thể gọi trực tiếp lên số hotline của tổng đài của ngân hàng đó để khóa thẻ. Từ đó, nhân viên tư vấn sẽ tiến hành xác thực tài khoản của bạn bằng cách đề nghị bạn xác nhân thông tin như số CMND của bạn, số thẻ, số tài khoản để có thể đối chiếu chính xác. Sau khi thành công tài khoản ngân hàng của bạn sẽ được khoá

Dưới đây là bảng tổng hợp số hotline của một vài ngân hàng lớn khách hàng nên lưu lại để sử dụng khi cần thiết:

  • Agribank 1900.558818
  • Maritime Bank 1800.59.9999 hoặc 024. 39445566
  • ACB 1900.54.5486 hoặc 028.38.247.247 hoặc 1800.57.77.75
  • OCB 1800.6678
  • Viet Capital Bank 1900.555.596 SHB 1800.5888.56
  • BIDV 1900.9247
  • Sacombank 1900.5555.88 hoặc 083.526.6060 (nước ngoài)
  • HDBank 1900.6060
  • Techcombank 1800.588.822 hoặc (84) 24.3944.6699
  • Eximbank 1800.1199
  • TPBank 1900.58.58.85 hoặc (024) 37.683683
  • LienVietPostBank 1800.57.77.58
  • VIB 1800.8180
  • MBBank 1900.545426 hoặc 8424.3767.4050
  • VPBank 1900.545415
  • Vietcombank 1900.54.54.13
  • VietinBank 1900.558.868 hoặc (84) 24.3941.8868
Cách khoá tài khoản ngân hàng

Khóa thẻ thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử

Đây là một cách giúp bạn có thể dễ dàng khoá tài khoản ngân hàng mà không cần mất quá nhiều thời gian để liên hệ với ngân hàng hay phải nhớ số CMND, số thẻ và số tài khoản. Điều bạn cần làm chính là đăng nhập tài khoản ngân hàng của bạn trên Internet Banking mà bạn đã đăng kí mở tài khoản ngân hàng.

  1. Truy cập vào trang chủ của ngân hàng: Ví dụ cụ thể đó là ngân hàng Agribank,.. chẳng hạn
  2. Chọn Internet Banking/ngân hàng trực tuyến. Trong trường hợp bạn chưa có tài khoản thì bạn cần tạo lập bằng cách gọi đến tổng đài ngân hàng hay trực tiếp đi tới ngân hàng gần nhất để yêu cầu nhân viên ngân hàng lập và cung cấp tài khoản cho mình. Khi đã có tài khoản trên hệ thống: Bạn chỉ cần nhập Tên, số điện thoại và mã bảo mật để có thể đăng nhập vào hệ thống.
  3. Sau đó, bạn có thể  tìm kiếm trong ứng dụng này về những dịch vụ của thẻ ATM, chắc chắn sẽ có phần khoá thẻ
  4. Ấn “Xác nhận” để có thể hoàn tất hoàn tất quá trình khóa thẻ

Qua tin nhắn điện thoại

Nếu như tài khoản ngân hàng của bạn đã được cập nhật thông tin về số điện thoại thì bạn có thể sử dụng tin nhắn để có thể khoá tài khoản ngân hàng. Khách hàng chỉ cần tham khảo cú pháp tin nhắn trên website mà ngân hàng mà bạn đã mở tài khoản, từ đó mỗi ngân hàng sẽ có một cú pháp tin nhắn khác nhau. Bạn nhập theo cú pháp này và tài khoản của bạn sẽ được khoá một cách nhanh chóng.

VD: Khóa thẻ ngân hàng Sacombank

Soạn cú pháp như sau: THE_KHOA_<4 số cuối của số thẻ> gửi 8149

Sau đó, tài khoản của bạn sẽ được xác nhận là đã khoá

Trực tiếp tới quầy giao dịch

Nếu như các cách trên khó thực hiện đối với bạn thì bạn có thể mang theo CMND/ Hộ chiếu tới trực tiếp chi nhánh hay phòng giao dịch để yêu cầu nhân viên có thể khoá thẻ cho bạn. Tuy cách này là chắn chắn và an toàn, nhưng lại tốt nhiều thời gian nhất, yêu cầu bạn phải kiên nhẫn vì phải chừo để làm các thủ tục một cách rườm rà.

Lưu ý khi khóa thẻ ATM

  • Người trực tiếp thực hiện các thao tác khoá hay mở thẻ ATM, tài khoản ngân hàng phải chắc chắn là chính bản thân bạn. Nếu bạn cần tới sự hỗ trợ tới người thân hay bạn bè thì cũng không nên để lộ thông tin về mật khẩu đăng nhập, mã PIN của bạn
  • Khi sử dụng ngân hàng điện tử E-Banking để khóa thẻ ATM, hệ thống báo lỗi thì bạn nên tắt ứng dụng sau đó hãy trở về lại, tránh Spam các thao tác, vì như thế sẽ dễ bị lỗi, nguy cơ cao bị tin tặc chiếm đoạt thông tin
  • Sau khi thẻ đã được khóa, khách hàng cần cân nhắc và có thể sắp xếp thời gian để lấy lại thẻ trong trường hợp thẻ bị lỗi hay bị mất. Từ đó, có thể sử dụng lại các dịch vụ của thẻ ATM và tài khoản ngân hàng một cách dễ dàng.
  • Bạn sẽ không thể giao dịch được khi tài khoản ngân hàng của bạn đã bị khoá, vì vậy bạn cần mang các giấy tờ tuỳ thân và cần thiết để mang ra ngân hàng hỗ trợ việc giao dịch của bạn.

Hi vọng, sau bài viết được nghiên cứu kĩ lưỡng này, bạn đã hiểu được tài khoản ngân hàng là gì và những thông tin cơ bản nhất về tài khoản ngân hàng đã được infofinace.vn giới thiệu một cách đầy đủ cho bạn. Từ đó, khi đọc xong bài viết, bạn đã có kiến thức để có thể tạo cho mình một tài khoản ngân hàng, phân biệt cho mình các loại tài khoản ngân hàng khác nhau. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận biết được các lỗi của thẻ ngân hàng cũng như các khắc phục chúng. Cám ơn đã theo dõi infofinace, chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Post Comment