Thursday, 28 Mar 2024
DigiBank Nhận và chuyển tiền

Tại sao thẻ ATM BIDV báo không hợp lệ, không rút được tiền phải làm sao?

  • Tại sao không rút được tiền thẻ ATM BIDV?
  • Bị nuốt thẻ ATM BIDV phải làm sao?
  • Lỗi thẻ ATM BIDV?

Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít bạn đọc hôm nay hãy cùng infofinance.vn theo dõi bài viết dưới đây giải đáp những thắc mắc trên và thông qua đó là cung cấp những thông tin hữu ích và hướng dẫn cách giải quyết khi thẻ ATM BIDV không rút được tiền nhé.

Thẻ ATM là gì?

Thẻ ATM là công cụ được ngân hàng cấp phép để sử dụng theo chuẩn quy định, đi kèm những tính năng mà thẻ mang lại cho người dùng. Thẻ ATM có các dịch vụ đăng ký bởi khách hàng tại ngân hàng như: chuyển rút tiền, truy vấn tài khoản, thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, internet thông qua internet banking… dựa trên quy định riêng của mỗi ngân hàng.

Khi khách hàng mở tài khoản tiền gửi cho ngân hàng, khách hàng sẽ được cấp thẻ ATM để truy cập vào các khoản tiền trong tài khoản. Tùy theo nhu cầu của khách hàng loại thẻ được cấp cho khách hàng sẽ là thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, thẻ trả trước,… Nếu làm mất thẻ ATM, trường hợp này khách hàng vẫn có thể sử dụng số tiền trong tài khoản bằng cách rút tiền tại ngân hàng hoặc sử dụng Internet Bank.

Thẻ ATM có bảo mật hỗ trợ nhận dạng cá nhân (PIN) và sau mỗi giao dịch ngân hàng khuyến khích khách hàng gửi và rút tiền mặt cũng như kiểm tra số dư của mình trước, nhưng khách hàng phải trả phí khi thực hiện các dịch vụ liên quan thẻ ATM.

Số thẻ ATM, số tài khoản BIDV

Trên thẻ ATM bao gồm nhiều thông tin khác nhau mà các khách hàng đăng ký thẻ nên biết đầu tiên là “dải băng từ”, đó là công nghệ của ngân hàng để mã hóa các thông tin của khách hàng. Do đó khách hàng được cấp thẻ yêu cầu phải giữ phần dải băng từ được đính kèm, không bong tróc để có thể bảo đảm an toàn khi sử dụng thẻ.

Ngoài ra trên bề mặt thẻ còn một dãy số 19 kí tự được dập nổi hay là in trực tiếp trên bề mặt thẻ, dãy số thẻ cũng mang nhiều thông tin quan trọng như:

  • Mã số BIN: Áp dụng chung cho tất cả các Ngân hàng (phổ biến là 9704) là bốn số đầu tiên.
  • Mã số Ngân hàng mở thẻ là hai số tiếp theo.
  • Mã CIF của chủ thẻ là dãy số tiếp theo.
  • Dãy số hình thành ngẫu nhiên khi phát hành là các chữ số (tầm 3 ký tự số)

Số thẻ được in nổi trên thẻ để khách hàng dễ nhớ, dễ dùng, ngoài ra còn in họ và tên chủ thẻ, do đó khách hàng sẽ không lo lắng bị nhầm lẫn thẻ ATM của mình giữa một nhóm các thẻ giống nhau. Thời hạn khóa thẻ của khách hàng là dòng thông tin có nội dung: “Valid: MM/YY”, kí tự MM là đặc trưng cho tháng, và YY là năm. Đây là thông tin cho khách hàng biết thẻ có thời hạn bao lâu.

Số tài khoản BIDV hiện nay gồm có 14 chữ số với các đầu số phổ biến như 581, 125, 601, 213,… khách hàng cần phân biệt số thẻ với số tài khoản trong quá trình sử dụng. Việc khách hàng có một tài khoản ngân hàng nào đó sẽ đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích như:

  • Linh hoạt: Khách hàng có thể linh hoạt trong khâu rút tiền, chuyển tiền vào bất cứ thời gian nào tại các máy ATM và thông qua dịch vụ internet banking
  • Thanh toán không dùng tiền mặt: Dịch vụ Internet banking đã phát triển để đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến và thanh toán hóa đơn mua hàng tại các POS bằng thẻ ATM mà không cần mang theo quá nhiều tiền.
  • An toàn: Khách hàng luôn bất an, lo lắng khi phải giữ tiền trong nhà nhưng nếu khách hàng gửi số tiền đó vào tài khoản ngân hàng thì bảo đảm hơn nhiều.
  • Sinh lời: Nếu chọn giải pháp đầu tư đơn giản nhất đối với đồng tiền thì gửi tiền vào tài khoản ngân hàng sẽ đem lại khoản lời hợp pháp.

Tại sao thẻ BIDV không rút được tiền?

Việc rút tiền từ thẻ ATM đôi lúc không thành công, bạn không thể rút được tiền trong thẻ ATM BIDV có nhiều nguyên nhân như sau:

tai-sao-the-atm-bidv-khong-rut-duoc-tien
Tại sao thẻ ATM BIDV không rút được tiền?

Máy ATM tạm ngừng phục vụ

Vì lý do khách quan hay chủ quan như “lễ Tết, dịch bệnh, bảo trì, …” khiên ATM tạm ngưng, nguyên nhân phổ biến là lượng giao dịch trên thẻ ATM quá nhiều, hệ thống xử lý quá tải thông tin khách hàng khiến nhà băng tê liệt và các giao dịch trên cây ATM sẽ hoãn tạm thời.

Số lượng nhân viên nhà băng đương nhiên sẽ giảm việc cũng sẽ hạn chế nhân công, nhưng số lượng giao dịch rút tiền lại đột biến tăng. Và sẽ được kiểm soát tình trạng không rút được tiền trong thẻ ATM sau khoảng từ vài giờ hay là ngày hẹn trước.

Nguyên nhân khả thi khác:

  • Giấy in nhật ký trong máy ATM bị hết chưa được bổ sung
  • Bộ đọc thông tin thẻ ATM bị hỏng
  • Đường truyền thông, kết nối trong ATM với ngân hàng bị mất
  • Máy chủ Switch tạm thời không hoạt động

Tài khoản thẻ bị khóa

Tài khoản khách hàng bị khóa, đóng băng bởi lý do nào thì các dịch vụ rút và chuyển tiền trên cây ATM sẽ không thể thực hiện. Và các nguyên nhân được liệt kê như dưới:

  • Khách hàng rút tiền tại cây ATM lưu ý rằng: nếu không có liên kết với ngân hàng phát hành thẻ, tài khoản ngân hàng của khách hàng sẽ bị khóa. Trường hợp trên có tỷ lệ thường rất thấp và chỉ xảy ra khi khách hàng lạm dụng thực hiện lệnh rút tiền nhiều lần.
  • Thẻ ATM bị hư cũng là một nguyên nhân. Ví dụ: dải băng từ trên thẻ rất quan trọng trong việc thu nhập thông tin và ngân hàng sẽ lập tức khóa thẻ theo quy định sử dụng thẻ…
  • Khóa thẻ khi khách hàng nhập mã pin sai quá 3 lần là chính sách được hầu hết các ngân hàng áp dụng đảm bảo an toàn cho các giao dịch tài chính trên thẻ ATM.
  • Từ sau 5-7 năm các tài khoản ngân hàng phải được làm mới và ép buộc khóa nếu quá hạn sử dụng thông thường các thẻ nội địa.
  • Trong 1 năm nếu không phát sinh giao dịch từ thẻ hay là tài khoản ngân hàng thì sẽ bị khóa theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ.

Tham khảo thêm: quên mã pin BIDV phải làm sao?

Số dư tài khoản không đủ yêu cầu

Nếu trường hợp số dư trong tài khoản của khách hàng không đủ, thẻ sẽ từ chối thực hiện giao dịch. Theo đó, số dư trong các thẻ ATM tối thiểu phải bằng số tiền khách hàng yêu cầu và kèm theo khoảng dư 50.000 đồng cho số dư. Thông báo về số dư tài khoản sẽ được gửi theo Sms hoặc màn hình cây ATM để nhắc khách hàng có thể thao tác rút tiền lại khi số tiền đủ dư trong thẻ.

Thẻ ATM bị biến dạng

Trường hợp thẻ bị cong, vênh hay mờ thông tin trên mặt thẻ thì khách hàng cũng đừng nên lo lắng khi có thể rút tiền. Vì khi bị cong, phần từ tính nếu không bị tổn hại máy vẫn có thể nhận diện và thực hiện giao dịch. Tuy nhiên trong trường hợp không sử dụng được thì khách hàng cần phải ra ngân hàng phát hành thẻ tạo thẻ ATM mới.

Thẻ ATM BIDV báo thẻ không hợp lệ

Thẻ ATM không hợp lệ có nghĩa là thẻ ATM bị hư, bị cong vênh, bị nứt,… hay bị xướt dải băng từ. Với trường hợp này thì thuộc vào trường hợp thẻ ATM bị biến dạng. Quý khách không quá lo lắng mà chỉ cần mang CMND của mình đến chi nhánh ngân hàng để được cấp lại thẻ mới. Chỉ cần đợi khoảng 7 đến 10 ngày là bạn có lại thẻ ATM mới nhưng thông tin về tài khoản vẫn không thay đổi.

Bị nuốt thẻ BIDV

Một trường hợp khác bạn không thể rút được tiền trong thẻ ATM BIDV là do thẻ bị nuốt. Bị nuốt thẻ cũng là trường hợp bình thường chứ bạn đừng quá lo lắng là số tiền mình có bị mất hay không. Khi thẻ bị nuốt thì không còn giao dịch nào nữa nên số tiền trong tài khoản của bạn vẫn giữ nguyên. Và bạn phải đến chi nhánh ngân hàng gần đó để nhận lại thẻ ATM vào ngày làm việc tiếp theo.

Lỗi tiền không ra mà báo tin nhắn về SMS tài khoản bị trừ tiền

Số người gặp trường hợp khá ít, chỉ diễn ra ở một số ngân hàng. Cụ thể như sau: Bạn thực hiện giao dịch rút tiền mặt tại cây ATM nào đó bất kỳ, nhưng tiền không nhả ra, tin nhắn SMS báo về tiền bị trừ trong tài khoản.

Hoàn toàn không có cách nào lấy được ngay tại thời điểm đó nha, bạn cần gọi lên tổng đài ngay lập tức, nhân viên sẽ tư vấn cụ thể và hướng dẫn hoàn tiền lại cho bạn.

Để kiểm tra xem tiền trong tài khoản mình còn hay không, bạn xem hướng dẫn ở bài viết: 15 Cách kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng BIDV

Tài khoản bị trừ nhưng tiền không ra phải làm gì?

Trong trường hợp khách hàng có sự cố tài khoản của bạn đã được thông báo bị trừ nhưng vẫn chưa nhận được tiền. Khách hàng cũng nên bình tĩnh xử lý, đây không phải là lần đầu sự cố này xảy ra mặc dù rất hiếm khi gặp khi rút tiền tại cây ATM.

Có hai cách xử lý dành cho khách hàng được liệt kê dưới đây:

  • Nếu bạn rút tiền tại cây ATM cùng tuyến với ngân hàng phát hành thẻ cho bạn, bạn nên báo cáo lại chi nhánh quản lý cây ATM và sẽ được yêu cầu làm một bản kê khai. Đảm bảo bạn sẽ nhận lại từ 5 – 7 đến ngày làm việc. Tiền sẽ được hoàn lại cho bạn.
  • Nếu trường hợp trên xảy nhưng tại cây ATM khác tuyến với ngân hàng phát hành thẻ. Cách trên cũng được áp dụng cho trường hợp này nhưng nên lưu ý sẽ lâu hơn bình thường. Ngân hàng phải liên hệ với ngân hàng bạn sử dụng ATM gặp sự cố để xác nhận. Sau đó mới tiến hành trả tiền lại cho bạn.

Kinh nghiệm rút tiền tại ATM an toàn?

  • Kể từ khi máy trả tiền mà bạn không nhận tiền, máy cũng sẽ tự động thu giữ lại tiền nếu sau 30 giây.
  • Hạn chế cho người khác mượn và sử dụng thẻ hoặc tiết lộ mã PIN của mình.
  • Không để người khác thấy hoặc chụp được mã PIN của mình khi thực hiện giao dịch tại quầy ATM hoặc ngân hàng
  • Đối với cây atm ngân hàng mà bạn làm thẻ, thẻ bị nuốt thì có thể lấy ra nhanh hơn so với rút trái ngân hàng, nên bạn hãy ưu tiên sử dụng thẻ ATM tại các cây ATM của ngân hàng mà bạn làm thẻ.
  • Trong trường hợp bị thu giữ thẻ bạn hãy liên hệ với ngân hàng quản lý máy ATM mà bạn thực hiện giao dịch và bị thu giữ thẻ.

Hy vọng thông qua bài viết infofinance.vn có thể cung cấp những kiến thức hữu ích cho những giao dịch trong tương lai và bên cạnh đó là giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc về cách giải quyết khi thẻ BIDV không rút được tiền, chúc các bạn thành công.

Post Comment