Friday, 29 Mar 2024
Tiền Tệ Tin tức

Top 10 Đất nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới [cập nhật 2024]

Top 10 đất nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới hiện nay: Venezuela, Sudan, Lebanon, Suriname, Syria, Argentina, Zimbabwe, Iran, Ethiopia, Angola. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình lạm phát, tỷ lệ lạm phát của các quốc gia này mọi người tham khảo nội dung Infofinace.vn chia sẻ dưới đây

Lạm phát là gì?

Lạm phát được hiểu đơn giản là sự tăng giá của các mặt hàng hóa liên tục trong một thời gian dài không thể kiểm soát được khiến cho giá trị của tiền tệ giảm. Nghĩa là sức mua của 1 đơn vị tiền tệ không đủ như trước kia, giờ đây 1 đơn vị tiền tệ không mua đủ 1 hàng hóa/ dịch vụ nào đó.

Hiện nay lạm phát được chia làm  nhóm:

  • Lạm phát tự nhiên: Tỷ lệ từ 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: trên 1000%

Và hiện nay tất cả các quốc gia đều kỳ vọng mức lạm phát chỉ diễn ra ở mức dưới 5% mà thôi, để cân bằng sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát

Nguyên nhân lạm phát

Xảy ra nguyên nhân lạm phát có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Do nhu cầu tăng: Nhu cầu về mua sắm hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ tăng lên nên giá cả hàng hóa tăng lên, nếu nhu cầu tăng lên nhiều, liên tục và không có dấu hiệu giảm thì rất có khả năng xảy ra lạm phát.
  • Chi phí tăng: Chi phí ở đây là chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa dịch vụ, nếu các chi phí về nguyên vật liệu, mặt bằng, dây chuyển sản xuất, vận chuyển… tăng cao liên tục cũng khiến giá hàng hóa tăng lên.
  • Lạm phát do xuất khẩu: Nếu xuất khẩu tăng, thì tập trung đẩy hàng xuất khẩu khiến lượng hàng trong nước khan hiếm, dẫn đến sự tăng giá liên tục
  • Lạm phát do nhập khẩu: Nhập khẩu với giá cao hơn bình thường => Giá bán ra trong nước tăng => Giá trị của tiền tệ để mua sẽ giảm
  • Lạm phát tiền tệ: Cung lượng tiền trong nước tăng, nguyên nhân tăng có thể do Ngân hàng Trung Ương mua nội tệ hoặc nhiều người mua nội tệ để tích trữ thì cũng sẽ là nguyên nhân gây ra lạm phát khiến cho giá trị của tiền tệ trong nước thấp hơn so với ngoại tệ.

Hậu quả của lạm phát

Lạm phát xảy ra ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế, có thể dẫn đến suy thoái nền kinh tế do sự mất giá của đồng tiền. Việc lạm phát xảy ra ảnh hưởng đến xã hội, đến đời sống của người dân, bởi họ các chi phí đều tăng trong khi tiền lại không có giá trị dẫn đến mất cân bằng cuộc sống, nghèo đói thất nghiệp xảy ra. Vậy nên tất cả các nước đều tìm mọi cách để thực hiện giảm tỷ lệ lạm phát xuống thấp nhất co thể.

Lạm Phát Là Gì? Nên Đầu Tư Gì? Bạn có thể xem video để dễ hiểu hơn

Tìm hiểu thêm: Sau khủng hoảng kinh tế nên đầu tư gì

Top 10 đất nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới

Venezuela

Venezuela  là nước nằm ở phía bắc Nam Mỹ, tiếp giáp với biển Caribbean về phía bắc. Đây là nước với đường bờ biển dài nên chịu ảnh hưởng lớn từ khí hậu nên nền kinh tế cũng không quá phát triển. Tuy không quá giàu có nhưng tỷ lệ lạm phát thì đứng đầu thế giới.

Tình hình lạm phát: 

Lạm phát diễn ra trong 7 năm liền và hiện nay dẫn đến sự suy thoái nền kinh tế nước này, cụ thể:

  • Tỷ lệ lạm phát năm 2014 đạt 69% và là mức cao nhất trên thế giới thời điểm đó.
  • Tỷ lệ lạm phát sau đó tăng lên tới 181% vào năm 2015
  •  Vào năm 2016:  tỷ lệ là 800%
  • Và 4.000% vào năm 2017 và 1.698.488% vào năm 2018.
  • Vào tháng 11 năm 2016, Venezuela chính thức bước vào thời kỳ siêu lạm phát.

Tỷ lệ lạm phát ở Venezuela trung bình là 3776,40 % từ năm 1973 đến năm 2021, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 344509,50 % vào tháng 2 năm 2019 và mức thấp kỷ lục 3,22 % vào tháng 2 năm 1973.

Nguyên nhân:  Bắt đầu từ sự kiểm soát giá của chính phủ và giá dầu giảm mạnh , khiến các công ty dầu khí nhà nước phá sản. Chính phủ sau đó bắt đầu in tiền mới để đối phó, do đó giá cả tăng nhanh chóng,thất nghiệp gia tăng, và GDP sụp đổ và hiện nay đồng nội tệ của Venezeuela không còn giá trị, người dân sử dụng USD là chủ yếu.

Top nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất

Sudan

Sudan là đất nước nằm ở phía Đồng Phi, phía bắc là Ai Cập, là đất nước rộng thứ  của khu vực Châu Phi nhưng do nằm trong vùng khí hậu sa mạc nên về hoạt động kinh tế còn nhiều khó khăn. Nền kinh tế không quá phát triển, người dân còn nhiều thiếu thốn. Và tỷ lệ lạm phát ở nước này lại đứng vị trí thứ 2 thế giới.

Tình hình lạm phát của Sudan:

  • Vấn đề lạm phát bắt nguồn từ năm 1986, nó lên đến 60%, những năm sau đó có tăng lên nhưng cũng đã có giảm xuống duy trì mức dưới 10% trong nhiều năm.
  • Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay tình hình lạm phát có vẻ là đã tăng ra khỏi mức kiểm soát, nhiều dự đoán đưa ra tình hình lạm phát trung bình năm 2021 lên đến gần 200% và sẽ giảm dần cho đến năm 2026
  •  Hiện tại, tỷ lệ lạm phát thường niên của nước này đã tăng lên mức 412,75% trong tháng 6/2021 vừa qua, con số này đã vượt xa con số 378,79% trong tháng 5.

Nguyên nhân lạm phát: Lạm phát bắt nguồn từ nhiều năm trước, cho đến năm 2019 bắt đầu cao hơn do giá cả lương thực, thực phẩm tăng cao gấp 3 – 4 lần, đồng bảng của Sudan cũng vì vậy mà mất giá. Thêm vào đó dịch bệnh Covid khiến chi phí ý tế tăng lên đến 90%, một bức tranh ảm đạm của nền kinh tế khủng hoảng và suy thoái.

Lebanon

Liban là nước nằm cạnh bờ biển đông của Địa Trung Hải, giáp với Syria về phía bắc và Đông, và Israel về phía nam. Đây là một đất nước khá phát triển, trước đây là một nước giàu bậc nhất ở khu vực Trung Đông, nhưng hiện nay khi nhìn vào cuộc sống của người dân thì đã qua thời hoàng kim do khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

Tình hình lạm phát hiện nay của Lebanon:

Biểu đồ tỷ lệ lạm phát ở Lebanon
  • Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng của Lebanon đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 157,9% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 3 năm 2021, tăng so với mức 155,4% của tháng trước đó.
  • Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng của Lebanon đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng là 121,7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 4 năm 2021 từ mức cao nhất mọi thời đại là 157,9% trong tháng trước.

Nguyên nhân lạm phát: Nguyên nhân đến từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1970, từ những chính sách sai lầm của chính phủ tỷ lệ nợ công tăng khủng, lạm phát phi mã, dự trữ ngoại hối không còn, đồng nội tệ trượt giá sâu. Dẫn đến những cuộc khủng hoảng khác, nền kinh tế kiệt quệ, giá thực phẩm tăng đến 400% cuối năm 2020… dẫn đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng như hiện nay.

Suriname

Suriname hay còn gọi theo tiếng Việt là Su – ri- nam là đất nước trong khu vực Nam Mỹ, phía Nam giáp với Brasil còn ranh giới phía bắc là bờ biển Đại Tây Dương. Đây là một đất nước có hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn có đánh bắt hải sản. Cuộc sống của người dân nơi đây khá khổ cực do nền kinh tế khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao.

Tình hình lạm phát hiện nay ở Suriname:

 NămTỷ lệ lạm phát so với năm trước
202034.91%
20194.39%
20186.94%
201722.02%
  • Tỷ lệ lạm phát của Suriname từ năm bắt nguồn, manh nha từ nhiều năm về trước nhưng đến năm 2020 nó bắt đầu tỷ lệ cao hơn, trước đó đỉnh điểm là năm 1994, mức lạm phát lên đến gần 200%.
  • Về sau này thì duy trì ở mức 10 – 50%, cũng là mức khá cao, nằm trong nhóm nước có lạm phát phi mã.
Giá SurinameCuối cùngTrướcCao nhấtThấp nhấtĐơn vị 
Tỷ lệ lạm phát58,9054,00586.48-11,68phần trăm[+]
Tỷ lệ lạm phát Mẹ5,7010,8015,60-1,70phần trăm[+]
Chỉ số giá tiêu dùng CPI308,80292.20308,8094,30điểm[+]
Lạm phát lương thực64,5059,8068,60-1,14phần trăm[+]

Syria

Tình hình lạm phát ở Syria hiện nay: 

 Cuối cùngTrước (%)Cao nhất(%)Thấp nhất (%)
Tỷ lệ lạm phát52.4341,20121,29-31.05
Lạm phát lương thực39,1023,10169,00-39,96
Chỉ số giá tiêu dùng CPI1320,61 điểm1180.12 điểm1320,61 điểm110,54 điểm
  • Tỷ lệ lạm phát hiện nay của Syria ngày càng nghiêm trọng, không có dấu hiệu giảm
  • Lạm phát đã tăng 400% kể từ năm 2011, khiến 2/3 người dân sống trong mức nghèo khổ cùng cực.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính đến từ các cuộc chiến tranh và nội chiến của Syria, sau đó khiến cho nhiều thay đổi của nên kinh tế theo chiều hướng tiêu cực:

  • Tỷ giá hối đoái của đồng bảng Syria đã tăng vọt lên mức ước tính là 4,250 SYP đối với đô la Mỹ – tăng hơn 80 lần so với tỷ giá trước chiến tranh là 50 SYP so với đô la Mỹ.
  • Khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, vấn đề thiếu tiền mặt để xử lý
  • Tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm nghiêm trọng
  • Lương của người Syria giảm hơn 10%, mọi vật phẩm và chi phí leo thang
  • Tăng giá nhiên liệu để giải quyết khủng hoảng kinh tế

Argentina

Từng được mệnh danh là vùng đất của cơ hội từng nằm trong nhóm 10 nước giàu nhất thế giới , bởi nó có sự phát triển thần tốc về kinh tế, cuộc sống của người dân đầy đủ hơn. Tuy nhiên, điều đó duy trì không lâu khi họ trải qua suy thoái trong những năm 1970 và 1980, siêu lạm phát năm 1989 – 1990  và khủng hoảng kinh tế năm 2001.

Tình hình lạm phát hiện nay: 

  • Trong năm 2020, tỷ lệ lạm phát của nước này lên đến 36,1% là nước có tỷ lệ lạm phát phi mã lớn tại khu vực Mỹ Latinh.
  • Lạm phát năm 2021 vẫn giữa ở mức cao trên 50%, và hiện vẫn chưa có dấu hiệu giảm

Nguyên nhân:

  • Năm 2019, mức lạm phát gần 20% vào tháng 12/2019
  • Giá cả các hàng hóa, dịch vụ tăng từ 30 – 50% so với trước đó: thực phẩm và đồ uống không cồn (tăng 42,1%); thiết bị gia dụng (tăng 37,7%);nhà hàng và khách sạn tăng 36,3%.
  • Năm 2021: Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid 19 giá cả của mọi thứ tăng cao, khiến cho tình hình lạm phát nghiêm trọng hơn, cuộc sống của người dân ở đây khó khăn hơn.

Zimbabwe

Tình hình lạm phát hiện nay: 

  • Lạm phát ở Zimbabwe đã tăng lên 10,6% vào năm 2018 và dự kiến ​​sẽ tăng vọt lên 577,21% vào năm 2020.
  • Siêu lạm phát của Zimbabwe bắt đầu từ những năm 2008, đỉnh điểm là vào năm 2009 giá cả tất cả các hàng hóa tăng một cách phi mã, theo số liệu thống kê thì cứ  5 người có 4 người thất nghiệp, nạn di cư, vượt biên giới đến nước khác vượt báo động.
 Năm Tỷ lệ lạm phát so với năm trước
202199.25%
2020557.21%
2019255.29%
201810.61%

Nguyên nhân lạm phát: Do tình hình lạm phát tự nhiên kéo dài, sau đó quá trình lạm phát phi mã liên tục trong nhiều năm kèm theo đó là khủng hoảng tài chính, sự mất giá của đồng nội tệ của đất nước khiến cho nước này lâm vào tình trạng siêu lạm phát. Vào năm 2020 – 2021, chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên tình trạng tăng giá hàng hóa, chi phí tất cả các ngành tại Zimbabwe tăng không kiểm soát.

Iran

 Tình hình lạm phát ở Iran:

  • Về lạm phát ở Iran, nó xuất hiện từ những năm 1986, mức lạm phát đã lên đến 30%, nằm trong nhóm nước có lạm phát phi mã và nhiều năm sau đó có giảm nhưng không đáng kể. Đỉnh điểm năm 1994, lạm phát lên đến gần 50%.
  • Sau năm 1994, tỷ lệ lạm phát có suy giảm nhưng không quá lớn, vẫn luôn giữ tỷ lệ trên 10% qua các năm.
  • Tỷ lệ lạm phát của Iran đã tăng mạnh lên 34,62 phần trăm vào năm 2019 và được dự báo sẽ tăng thêm sáu điểm phần trăm trước khi bắt đầu giảm từ từ. Với các lệnh trừng phạt gần đây của Hoa Kỳ liên quan đến thỏa thuận hạt nhân, con số này có ý nghĩa cả về chính trị và kinh tế.
  • Tỷ lệ lạm phát của Iran năm 2021: Tỷ lệ lạm phát đạt 50% vào tháng 3 và tháng 4 năm 2021, đây là còn số cao nhất trong 3 năm trở lại đây.

Nguyên nhân lạm phát hiện nay: Sự tăng giá mất kiểm soát hơn 50% của các mặt hàng thiết yếu kèm theo đó là các lệnh trừng phạt gần đây của Hoa Kỳ liên quan đến thỏa thuận hạt nhân, trừng phạt ngân hàng và xuất khẩu dầu đối với Iran.

Ethiopia

Tình hình lạm phát hiện nay ở Ethiopia: 

  • Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Trung ương Ethiopia (CSA), tỷ lệ lạm phát chung hàng năm trong 12 tháng qua dẫn đến tháng 5 năm 2021 đã tăng 19,9% so với mức một năm trước.  So với tháng 5/2020, lạm phát lương thực đã tăng 23,7%.
  • Lạm phát đối với các mặt hàng phi thực phẩm tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái với nguyên nhân chủ yếu là do giá cả hàng hóa tăng mạnh trong thời gian qua.
  • Năm 2020, tỷ lệ lạm phát ở Ethiopia là 20,4%. Mặc dù tỷ lệ lạm phát của Ethiopia dao động đáng kể trong những năm gần đây, nhưng nó có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2001-2020 kết thúc ở mức 20,4% vào năm 2020.
Biểu đồ tỷ lệ lạm phát của Ethiopia

Về cơ bản hiện nay thì theo nhiều thông tin thì hơn 1/4 dân số của nước này phải sống cuộc sống dưới mức nghèo đói, tỷ lệ đói kém tăng lên. Nhưng cũng đã có nhiều tín hiệu khả quan cho nước này khi có chính quyền mới lên thay thế.

Angola

Tình hình lạm phát hiện nay ở Angola: 

  • Lạm phát ở mức 28,0% trong tháng 5, tăng từ mức 27,7% của tháng 4. Kết quả của tháng 5 đánh dấu tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 10 năm 2017. Trong khi đó, lạm phát trung bình hàng năm đã tăng lên 24,9% trong tháng 5 từ mức 24,3% trong tháng 4/2021.
  • Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Angola đã tăng trong tháng thứ tư liên tiếp lên 25,72% vào tháng 7 năm 2021.

Nguyên nhận lạm phát: do đồng kwanza vẫn chịu áp lực trong bối cảnh đại dịch khủng hoảng,  giá tiêu dùng đã tăng 2,1%, cùng tốc độ với tháng trước. Áp lực tăng chủ yếu đến từ giá thực phẩm & đồ uống không cồn (2,6%); đồ đạc (2 phần trăm); sức khỏe (2 phần trăm) và quần áo & giày dép (2 phần trăm).

Trên đây là cập nhật Top 10 đất nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới hiện nay, nhưng con số này có thể thay đổi theo thời gian tùy tình hình cũng như các biện pháp giải quyết khác phục của các nước này. Thông qua các nước này mọi người có thể tham khảo về tình trạng lạm phát diễn ra trên thế giới hiện nay như thế nào, so với Việt Nam thì sẽ ra sao.

Xem thêm:

Post Comment