Monday, 6 May 2024
Tin tức

Hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thay vì thực hiện việc khởi kiện trực tiếp tại tòa án. Vậy, trình tự tranh chấp giải quyết bằng trọng tài thương mại là gì, cùng tìm hiểu trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé!

Các điều kiện đủ để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bởi 2 bên thỏa thuận và được tiến hành theo Luật thương mại Việt Nam.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại nếu hai bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được thiết lập trước hoặc sau khi có tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân đã qua đời hoặc không còn năng lực hành vi dân sự, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế, người đại diện pháp luật của người đó, trừ các trường hợp hai bên có những thỏa thuận khác.
  • Trường hợp một nên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức cần chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản, sáp nhập, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó.

Cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại phải được xác lập bằng văn bản dưới hình thức thỏa thuận riêng hoặc chỉ là điều khoản trọng tài trong hợp đồng. Các hình thức thỏa thuận dưới đây được xem là xác lập tài khoản dưới dạng văn bản:

  • Thỏa thuận được xác lập trao đổi qua các ứng dụng mạng xã hội, thư điện tử, cùng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
  • Thỏa thuận được xác lập thông qua trong đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên.
  • Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên cũng như các tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của hai bên.
  • Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trong hợp đồng, chứng từ hoặc các tài liệu tương tự khác.
  • Qua trao đổi về đơn kiện, bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia cũng đồng tình.

Trình tự thực hiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện.

Bước 2: Thông báo đơn khởi kiện: Nếu các bên không có các thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài không có thêm quy định khác, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, chứng từ, tài liệu kèm theo, trung tâm trọng tài cần gửi cho bị đơn bảo sao đơn khởi kiện của nguyên đơn cùng các tài liệu liên quan khác theo Luật Việt Nam ban hành.

Bước 3: Bị đơn gửi bản tự vệ hoặc đơn kiện lại( nếu có phát sinh).

Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về các vấn đề liên quan đến tranh chấp thương mại. Đơn kiện lại phải gửi cho trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho hội đồng trọng tài, nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời gian với bản tự bảo vệ.

Bước 4: Thành lập hội đồng trọng tài

Các bên có quyền tự mình thương lượng theo điều 38, luật trọng tài thương mại 2010 về thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp không thỏa thuận được, thì một Hội đồng trọng tài được thành lập để tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định.

Tùy vào tính chất của tranh chấp mà các bên thỏa thuận thành lập hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài, thành lập hội đồng trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp thương mại.

Bước 5: Hội đồng trọng tài tranh chấp thương mại nghiên cứu hồ sơ vụ việc.

Bước 6: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp.

Bước 7: Ban hành phán quyết trọng tài cho hai bên nắm.

Bước 8: Thi hành phán quyết của trọng tài

Nói tóm lại, trong lĩnh vực thương mại, nếu doanh nghiệp có sự thỏa thuận về trọng tài khi giải quyết tranh chấp thì việc giải quyết đó cần được thực hiện theo trình tự của pháp luật ban hành.

Post Comment