Friday, 26 Apr 2024
DigiFin Tiết Kiệm

Kinh nghiệm gửi tiết kiệm hằng tháng ngân hàng thông minh cho mọi gia đình

Ai cũng nên tìm hiểu về kinh nghiệm gửi tiết kiệm hằng tháng tại các ngân hàng để tối ưu lợi nhuận và đảm bảo an toàn cho tài chính của mình nếu có ý định thực hiện hình thức này. Đó là những nội dung quan trọng gì, tiến hành ra sao? Tất cả sẽ được trình bày đầy đủ trong bài viết sau đây mà infofinance chia sẻ. Nắm bắt và áp dụng theo những kinh nghiệm này, bạn sẽ yên tâm hơn khi bắt đầu giao dịch.

Gửi tiết kiệm hằng tháng là gì, có nên không?

Gửi tiết kiệm hằng tháng tại ngân hàng là gì

Có thể nói một cách dễ hiểu, gửi tiết kiệm hằng tháng là hình thức tích lũy tiền tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng vào định kỳ mỗi tháng. Tức là mỗi tháng chúng ta nộp vào sổ tiết kiệm một khoản nhất định. Số tiền này đã được thống nhất khi mở tài khoản sổ gửi góp.

Khách hàng gửi tiết kiệm hằng tháng được hưởng mức lãi suất có kỳ hạn cụ thể mà ngân hàng áp dụng riêng. Với hình thức này bạn có thể rút tiền ra bất cứ tháng nào, nhưng phải vào ngày đáo hạn. Chẳng hạn nếu bạn gửi tiền bắt đầu vào ngày 2/3/2023 thì ngày đáo hạn là 2/4/2023.

Có nên gửi tiết kiệm hằng tháng không

Mặc dù có nhiều hình thức vận dụng số tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời như chứng khoán, bất động sản,… nhưng các chuyên gia vẫn khuyến khích mọi người nên có một khoản tiết kiệm ổn định. Tuy số lợi nhuận không nhiều bằng những kênh đầu tư lớn nhưng bù lại nó không mang nhiều rủi ro.

Bên cạnh đó gửi tiết kiệm được ghi điểm nhờ tính minh bạch, rõ ràng. Hợp đồng gửi tiết kiệm được chứng thực, có căn cứ bằng văn bản để khách hàng có thể quản lý, kiểm soát nguồn tiền mọi lúc mọi nơi. Bạn sẽ đảm bảo được quyền lợi bản thân nếu chẳng may phát sinh sự việc ngoài ý muốn.

Tổng hợp các ưu điểm của việc gửi tiết kiệm hằng tháng:

– Gửi góp linh hoạt: Mức tối thiểu của gửi tiết kiệm hằng tháng hiện nay là 100.000đ hoặc 10 USD. Bạn có thể gửi nhanh, tăng tốc nếu thích.

– Nhiều kênh gửi tiền thuận tiện: Không chỉ gửi tiết kiệm trực tiếp tại quầy giao dịch mà hiện nay khách hàng có thể gửi góp online qua kênh eBanking.

– Lãi suất cạnh tranh: Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng mang đến lợi ích cho người gửi tiền tiết kiệm từ lãi suất đến các chế độ ưu đãi, khuyến mãi.

– Tài khoản tiết kiệm được dùng để xác minh tài chính: Trong nhiều trường hợp, bạn có thể dùng sổ tiết kiệm để cầm cố, chứng minh tài chính để vay vốn,…

– An toàn, ít rủi ro: Như đã phân tích, khi gửi tiền tiết kiệm, bạn có thể yên tâm hơn về độ an toàn cho tiền của mình, không rủi ro như các kênh đầu tư khác.

Vì những lý do trên, bạn nên nghĩ đến việc gửi tiết kiệm hằng tháng. Số tiền gửi ít hay nhiều, thời hạn gửi là bao lâu, tùy vào nhu cầu của bạn.

kinh-nghiem-gui-tiet-kiem-hang-thang
Kinh nghiệm gửi tiết kiệm hằng tháng

Xem tìm hiểu thêm về: 10 Ứng Dụng Quản Lý Chi tiêu cá nhân thông minh

Các hình thức gửi tiết kiệm hằng tháng

Hiện nay các ngân hàng đa số áp dụng đầy đủ 3 hình thức gửi tiết kiệm sau:

Tiết kiệm có kỳ hạn

Ở hình thức này, lãi suất luôn được biết trước và cố định trong thời gian gửi. Tuy nhiên bạn chỉ có thể rút tiền sau kỳ hạn nhất định như đã đăng ký.

Ưu điểm:

– Lãi suất tăng theo kỳ hạn gửi

– Không bị ảnh hưởng theo biến động lãi suất ngoài thị trường

Nhược điểm:

– Không thể tất toán tiền gửi bất cứ lúc nào

– Nếu tất toán trước kỳ hạn trong thỏa thuận, khách hàng sẽ chịu một khoản phí

Tiết kiệm không kỳ hạn

Khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì lãi suất không cao nhưng bù lại khách hàng được phép rút tiền mà không cần báo trước.

Ưu điểm: Có thể tất toán tiền gửi bất cứ lúc nào mà không phải chịu phí

Nhược điểm:  Lãi suất thấp, chịu ảnh hưởng của biến động thị trường

Tiết kiệm bậc thang

Hình thức này còn được gọi là gửi tiết kiệm với lãi suất tăng lũy tiến. Tức là người gửi được hưởng số tiền lãi tăng dần theo số dư. Số tiền cả vốn lẫn lãi càng tăng thì lãi suất của tháng sau càng lớn.

Khi gửi tiết kiệm bậc thang, bạn cũng có thể rút vốn bất cứ lúc nào khi có nhu cầu mà không bị ràng buộc.

Tiết kiệm góp tích lũy

Thật ra hình thức tiết kiệm góp tích lũy này bạn có thể gửi tiền vào hằng tháng hoặc không nhất thiết phải như vậy. Khách hàng được phép gửi thêm vào tài khoản tiết kiệm mỗi khi có khoản tiền nhàn rỗi muốn để dành. Thông thường người ta gửi tiết kiệm tích lũy khi có một mục tiêu nhất định cần đến gói tài chính này, chẳng hạn như mua nhà, mua xe, đầu tư bảo hiểm,…

Như vậy, bạn có thể chọn cho mình hình thức gửi tiết kiệm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính thật dễ dàng. Ngoài ra, khi đến quầy giao dịch, nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ tư vấn kỹ hơn để khách hàng hiểu cặn kẽ từng chi tiết. Nếu bạn gửi tiết kiệm online thì trên hệ thống có hướng dẫn rõ ràng.

Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao, ổn định

Cách tính lãi suất tiết kiệm

Nếu bạn quyết định đầu tư tiền vào sổ tiết kiệm hàng tháng thì phải lưu ý cách tính lãi suất ngân hàng.

Công thức tính lãi suất tiết kiệm hàng tháng:

1/ Lãi suất điều chỉnh:

Tiền lãi = T1 X A1/360 + T2 X A2/360 +…+Tn x An/360

Trong đó:

+ T1, T2, Tn  là số dư cuối mỗi ngày, từ ngày thứ nhất đến ngày thứ n

+ A1, A2, An là lãi suất theo kỳ hạn gửi tiền tương ứng với từng ngày gửi (đơn vị là %/ năm)

+ n là tổng số ngày gửi tiết kiệm của khách hàng

2/ Lãi suất niêm yết:

Không cần tính toán nhiều như lãi suất điều chỉnh, lãi suất niêm yết chỉ có một mức như nhau cho tất cả các tháng, trừ khi ngân hàng bạn chọn có quy định điều chỉnh mức lãi suất đó.

Theo cách tính trên, đảm bảo mỗi ngày số tiền tiết kiệm của bạn sẽ được sinh lời dù ít hay nhiều. Tùy vào mỗi ngân hàng mà tỉ số lãi suất sẽ được áp dụng khác nhau, bạn có thể lựa chọn sau khi tham khảo thông tin và so sánh chúng.

Gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao

Chúng tôi sẽ cung cấp bảng biểu về lãi suất gửi tiết kiệm hàng tháng của các ngân hàng lớn. Thông tin có thể thay đổi về sau, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thì cần cập nhật liên tục trên các bài viết của infofinance hoặc ở hệ thống ngân hàng cụ thể.

♦ Lãi suất gửi tiết kiệm khi khách hàng gửi tại quầy

(Đơn vị: %/ năm, tính bằng VNĐ)

Ngân hàng Kỳ hạn gửi tiết kiệm
1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 13 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng
AB Bank 3,35 3,55 5,20 5,20 5,70 5,70 6,00 6,00 6,30
Agribank 3,10 3,40 4,00 4,00 5,60 5,60 5,60 5,60
Bắc Á 3,60 3,60 5,70 5,80 6,20 6,40 6,50 6,50 6,50
Bảo Việt 3,35 3,45 5,95 6,05 6,40 6,65 6,95 6,95 6,95
BIDV 3,10 3,40 4,00 4,00 5,60 5,60 5,60 5,60 5,60
CB Bank 3,50 3,75 6,25 6,35 6,55 6,60 6,70 6,70 6,70
Đông Á 3,60 3,60 5,50 5,70 6,00 6,50 6,30 6,30 6,30
GP Bank 4,00 4,00 5,40 5,50 5,60 5,70 5,60 5,60 5,60
HongLeong 2,85 3,80 4,20 4,20 4,70 5,00 5,00 5,00 5,00
Indovina 3,00 3,20 4,70 4,80 5,50 5,70 5,80 5,80
Kiên Long 3,55 3,95 6,20 6,20 6,90 7,10 7,10 7,10 7,10
MSB 3,00 3,50 5,00 5,30 5,60 5,60 5,60
MB Bank 3,30 3,60 4,68 4,90 5,30 5,40 6,30 5,67 6,40
Nam Á 3,95 3,95 6,00 6,10 6,40 6,40 6,70 6,70 6,60
NCB 3,80 3,80 6,05 6,20 6,40 6,45 6,55 6,55 6,55
OCB 3,75 3,90 5,80 6,00 6,30 6,50 6,65 6,65
OceanBank 3,50 3,60 5,30 5,40 6,30 6,30 6,80 6,80 6,80
PG Bank 3,50 3,50 5,50 5,50 6,20 6,30 6,80 6,60
TP Bank 3,50 3,55 5,40 6,30 6,30
Vietcombank 2,90 3,20 3,80 3,80 5,50 5,30 5,30
Vietinbank 3,10 3,40 4,00 4,00 5,60 5,60 5,60 5,60
VP Bank 3,65 4,90 5,20 5,30

♦ Lãi suất gửi tiết kiệm khi khách hàng gửi online:

(Đơn vị: %/ năm, tính bằng VNĐ)

Ngân hàng Kỳ hạn gửi tiết kiệm
1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 13 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng
Bắc Á 3,60 3,60 5,80 5,90 6,30 6,50 6,60 6,60 6,60
Bảo Việt 3,55 3,65 6,15 6,25 6,50 6,75 6,99 6,99 6,99
CB Bank 3,60 3,85 6,35 6,45 6,65 6,70 6,80 6,80 6,80
GP Bank 4,00 4,00 5,40 5,50 5,60 5,70 6,80 6,80 6,80
HongLeong 2,50 2,80 4,00 4,00 4,60 4,60
Kiên Long 3,75 4,00 6,40 6,40 7,10 7,30 7,30 7,30 7,30
Nam Á 6,40 6,70 6,90 7,00 7,00 7,00
OCB 3,85 3,90 5,90 6,10 6,40 6,60 6,75 6,80
OceanBank 3,50 3,60 5,45 5,55 5,60 5,70 5,60 5,60 5,60
PvcomBank 3,90 3,90 5,80 5,95 6,40 6,75 6,75 6,80
SCB 4,00 4,00 6,45 6,60 6,80 6,85 695 695 695
TP Bank 3,60 3,65 5,65 6,15 6,45 6,45 6,45
Vietinbank 5,75 5,75

♦ Lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn của một số ngân hàng:

(Đơn vị: %/ năm, tính bằng VNĐ)

Ngân hàng Lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn
Agribank 0,1
BIDV 0,1
MB Bank 0,1
Nam Á 0,1
OCB 0,2
Ocean Bank 0,2
Kiên Long 0,2
GP Bank 0,2
CB Bank 0,2
Bắc Á 0,2
Bản Việt 0,2

Dựa vào các bảng thống kê chi tiết về lãi suất như trên, bạn có thể so sánh và đưa ra quyết định nên gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào. Bên cạnh đó, sự lựa chọn này cũng tùy vào nhu cầu về thời hạn gửi của sổ tiết kiệm hằng tháng mà bạn muốn gửi.

Thông tin về lãi suất của các ngân hàng khi gửi tiền tiết kiệm cũng có thể dao động ở những thời điểm khác nhau. Vì thế nếu bạn có ý định giao dịch ở ngân hàng nào thì hãy kiểm tra con số cập nhật mới nhất trong hôm nay.

Gửi tiết kiệm ngân hàng nào an toàn nhất?

Bên cạnh lãi suất thì vấn đề đảm bảo an toàn tài chính vẫn được quan tâm hàng đầu trong vấn đề gửi tiền tiết kiệm. Đa số hiện nay các ngân hàng có chính sách ưu đãi về lãi suất để thu hút khách hàng gửi tiền. Tuy nhiên nếu không cẩn thận lựa chọn, bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro lớn hơn.

Chọn ngân hàng lớn, uy tín giúp chúng ta yên tâm về tài khoản tiết kiệm của mình mặc dù lãi suất có thể thấp hơn một chút. Trong thời đại nền kinh tế biến động liên tục và đáng kể như hiện nay thì đều đó hoàn toàn là cần thiết.

Top 10 ngân hàng gửi tiết kiệm hằng tháng uy tín nhất:

  1. Agribank – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam
  2. MB Bank – Ngân hàng TMCP Quân Đội
  3. Techcombank – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
  4. BIDV – Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
  5. Vietcombank – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
  6. Vietinbank – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
  7. ACB – Ngân hàng TMCP Á Châu
  8. VP Bank – Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng
  9. Viet Capital Bank – Ngân hàng Bản Việt
  10. Ngân hàng Đông Á

Xem tư vấn, phân tích tại bài viết: GỬI TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG NÀO AN TOÀN NHẤT

Đối với nhiều người, khi gửi tiết kiệm thì họ mong muốn có một mức lãi suất  tốt, càng cao càng tốt. Tuy nhiên lại có khách hàng chỉ cần  gửi tiết kiệm như một hình thức để dành số tiền nhàn rỗi, việc sinh lời có hay không cũng không quan trọng. Tùy vào mục đích của bạn khi gửi tiền tiền kiệm mà hãy lựa chọn ngân hàng phù hợp để tiến hành giao dịch.

Cách gửi tiết kiệm hằng tháng

Gửi tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng

Để mở một tài khoản tiết kiệm tại quầy giao dịch của ngân hàng, bạn thực hiện các bước sau:

+ Chuẩn bị giấy tờ tùy thân là CMND/ căn cước hoặc hộ chiếu

+ Mang hồ sơ đến quầy giao dịch chi nhánh gần nhất của ngân hàng

+ Nhân viên tiếp nhận hồ sơ, xác nhận hồ sơ của bạn đáp ứng tiêu chuẩn thì có thể mở tiết kiệm tại ngân hàng

+ Làm theo các thủ tục được nhân viên yêu cầu và hướng dẫn để hoàn tất việc đăng ký sổ tiết kiệm

Gửi tiết kiệm online

Với sự nâng cấp về dịch vụ, các ngân hàng đã hỗ trợ cho khách hàng gửi tiết kiệm online rất thuận tiện. Đa số các đối tượng khách hàng trẻ, thường xuyên tiếp xúc với công nghệ hiện đại, sẽ lựa chọn hình thức gửi này.

Điều kiện để gửi tiết kiệm online là bạn phải có tài khoản thanh toán của ngân hàng này, và đã đăng ký dịch vụ Internet banking hoặc Mobile banking. Quy trình thực hiện như sau:

  • Đăng nhập vào Internet banking hoặc Mobile banking
  • Tới mục “Gửi tiết kiệm” => “Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn” hoặc “Gửi tiết kiệm trả góp”
  • Chọn tài khoản thẻ ATM để trích tiền, nhập số tiền và chọn kỳ hạn gửi
  • Nhấn xác nhận, sẽ có mã OTP bí mật được gửi về điện thoại, bạn nhập mã đó vào ô theo yêu cầu và hoàn tất giao dịch

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay đầu tư chứng khoán

Tất nhiên khi có một khoản tiền nhàn rỗi thì mọi người sẽ có sự phân vân không biết nên dùng làm việc gì. Có rất nhiều phương án, nổi bật trong đó là mở sổ tiết kiệm và đầu tư chứng khoán, hay còn gọi là chơi cổ phiếu.

Trước tiên chúng ta hãy nhìn vào sự so sánh các nội dung liên quan đến gửi tiết kiệm ngân hàng và đầu tư chứng khoán để biết được đâu là sự lựa chọn thích hợp cho mình.

Gửi tiết kiệm ngân hàng:

– Cách thực hiện: Gửi tiền nhàn rỗi vào một ngân hàng nào đó

– Lợi nhuận: Sinh ra từ lãi suất ngân hàng

– Độ an toàn: An toàn, ít rủi ro

– Đối tượng thích hợp: Người muốn tiết kiệm tích lũy, đảm bảo chắc chắn về số tiền của họ

– Số tiền đầu tư: Gửi theo nhu cầu, thích bao nhiêu thì gửi

– Giao dịch với: Ngân hàng

Chơi chứng khoán:

– Cách thực hiện: Mua cổ phiếu của một doanh nghiệp cụ thể

– Lợi nhuận: Chênh lệch giá cổ phiếu, bán ra giá càng cao thì càng có lời

– Độ an toàn: Có thể gặp rủi ro nếu không am hiểu sâu rộng về chứng khoán

– Đối tượng thích hợp: Người thích đầu tư, dám mạo hiểm, muốn kiếm khoản tiền lớn

– Số tiền đầu tư: Linh hoạt, thích mua ít hay nhiều thì mua, không ràng buộc

– Giao dịch với: Công ty, sàn giao dịch chứng khoán

Mỗi hình thức đầu tư có ưu và nhược điểm riêng, bạn nên cân nhắc về sở thích, nhu cầu, khả năng tài chính của mình để quyết định dùng tiền sao cho tốt nhất.

Nên gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm để dành tiền cho con cái?

Gửi tiết kiệm cho con

Sổ tiết kiệm giúp gia đình để dành được một khoản tiền ổn định tránh việc tiêu xài lạm vào nó và khách hàng có thể nộp thêm tiền bất cứ lúc nào tại quầy giao dịch, internet banking, mobile banking hay qua cây ATM của ngân hàng.

Nếu bạn muốn, có thể tham khảo các sản phẩm nổi bật cho gia đình như:

+ Tiết kiệm Phù Đổng – Sacombank

+ Lớn lên cùng yêu thương – BIDV

+ Tiết kiệm tích lũy cho con – Vietinbank

Còn rất nhiều sản phẩm tiết kiệm khác mà bạn có thể chọn để gửi tiền vào, lập riêng cho con một quỹ để dành. Người đứng tên là những bạn nhỏ dưới 15 tuổi. Không chỉ được nộp tiền linh hoạt bất cứ lúc nào, bất cứ số tiền bao nhiêu, mà các bé còn được hưởng mức lãi suất có kỳ hạn.

Mua bảo hiểm nhân thọ

Mua bảo hiểm cũng là một trong những hình thức đầu tư phổ biến trong nhiều năm gần đây. Khác với sổ tiết kiệm cho con, thì bảo hiểm này sẽ do cha mẹ đứng tên, nhưng người thừa hưởng là con cái nếu chẳng may cha mẹ có những rủi ro bất ngờ. Nhiều công ty bảo hiểm cũng áp dụng hình thức trả lãi suất cho khách hàng tương tự như tiết kiệm hằng tháng.

Nhiều loại bảo hiểm để các gia đình lựa chọn như: bảo hiểm an sinh, bảo hiểm giáo dục, bảo hiểm sức khỏe, tích lũy giáo dục,… Tuy nhiên bạn sẽ dựa vào khả năng tài chính của gia đình và quyền lợi khi tham gia các loại hình đầu tư tiền nhàn rỗi này.

Tương tự như trên thì chúng ta không thể trả lời ngay nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua bảo hiểm mà giải pháp tài chính đó tốt hay không còn phụ thuộc vào người đầu tư.

Những rủi ro thường gặp khi gửi tiết kiệm

Trên thực tế, không thiếu những vụ mất trắng tiền khi khách hàng gửi tiết kiệm không theo quy trình an toàn thông thường hoặc chọn nơi gửi không uy tín. Có thể kể đến như:

+ Mất tiền tiết kiệm vì bị cán bộ ngân hàng lừa đảo khi chưa đọc kỹ hợp đồng

+ Sai lầm khi tin tưởng và ký vào chứng từ trắng có sẵn mà nhân viên đưa

+ Ký hợp đồng tiết kiệm tại nhà, quán cà phê hay nơi làm việc và bị lừa

Những vụ gửi tiết kiệm bị mất hết là lời cảnh tỉnh, bài học và kinh nghiệm mà chúng ta nên nhìn vào để phòng tránh cũng như tìm cho mình hướng đi đúng đắn hơn, hạn chế tốt nhất các rủi ro không đáng có.

Những lưu ý về kinh nghiệm gửi tiết kiệm hàng tháng

Như chúng ta đã thấy, những vụ mất tiền oan của khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng xuất phát từ một số nguyên nhân như:

  • Sự quản lý thiếu chặt chẽ của hệ thống ngân hàng
  • Nhân viên ngân hàng lừa đảo, lách luật để ăn chặn
  • Sự chủ quan, lơ là, thiếu thận trọng từ khách hàng

Vậy thì khi gửi tiền tiết kiệm hằng tháng ở bất cứ ngân hàng nào, bạn cũng phải lưu ý về những điều sau:

1/ Tìm hiểu thông tin ngân hàng kỹ lưỡng

Hãy chắc chắn ngân hàng bạn chọn để giao dịch là một đơn vị uy tín, chưa từng dính phốt về lừa đảo hay những nhầm lẫn liên quan đến chủ đề này. Bên cạnh đó, phải tìm hiểu về các sản phẩm tiết kiệm, quy trình thực hiện việc gửi tiền của ngân hàng. Nếu cần, bạn có thể gọi vào hotline tư vấn hoặc truy cập trang web chính tại ngân hàng đó để biết cụ thể, tránh nhầm lẫn hay bối rối khi giao dịch.

2/ Thận trọng khi ký văn bản

Bất cứ lúc nào, khi được nhân viên yêu cầu lý vào văn bản, bạn phải đảm bảo đó không phải là chứng từ trắng. Nó phải có chữ rõ ràng và bạn đọc kỹ từng câu, chỗ nào chưa hiểu phải hỏi ngay. Tuyệt đối không xem qua loa rồi ký nhanh.

3/ Thường xuyên cập nhật thông tin tài khoản

Theo dõi tài khoản tiết kiệm bằng cách truy vấn thông tin qua điện thoại hoặc email là cách để chúng ta bảo vệ tài sản của mình. Hầu hết các ngân hàng đã triển khai áp dụng dịch vụ này. Nhờ đó bạn có thể cập nhật các giao dịch tăng giảm tiền, chi tiêu qua thẻ, biến động của sổ tiết kiệm,… Hoặc khách hàng gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng, nhân viên giúp bạn kiểm tra số dư nhanh chóng.

4/ Nắm rõ về các loại phí

Trong đó có thể kể đến phí nộp tiền, phí tất toán sổ tiết kiệm (rút tiền trong thời hạn hoặc ngoài thời kỳ đáo hạn), phí giao dịch,… Bên cạnh đó hãy chú ý mức lãi suất, bao gồm cả lãi suất có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang hay góp tích lũy.

Các ngân hàng áp dụng chính sách tương tự nhau về những hình thức gửi tiền tiết kiệm của khách hàng. Tuy nhiên chắc chắn sẽ có sự khác biệt để chúng ta so sánh, tìm ra giải pháp đúng nhất cho mục tiêu của mình.

Khi có một số tiền nhàn rỗi, nhiều người muốn đầu tư thụ động bằng cách gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Đó là một sự lựa chọn thông minh và hầu như chắc chắn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, sinh lợi nhuận cao thì hãy vận dụng những kinh nghiệm gửi tiết kiệm hằng tháng mà chúng tôi đã trình bày. Chúc bạn có một quỹ tiết kiệm hiệu quả nhất cho gia đình mình.

Xem thêm: Gửi tiền ngân hàng agribank có an toàn không

Post Comment