Saturday, 18 May 2024
Tin tức

Những thông tin cơ bản về luật quyền nuôi con tại Việt Nam

Quyền nuôi con luôn là vấn đề được quan tâm đồng thời cũng là tranh chấp phổ biến khi ly hôn. Trong những trường hợp khác nhau thì luật quyền nuôi con cũng được thay đổi khác nhau. Cho nên để hiểu hơn về luật này, hãy theo dõi ngay những thông tin chia sẻ hữu ích sau.

Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn ai cũng nên biết

Để có được quyền nuôi con thì bên bố hoặc mẹ phải chứng minh cho Tòa án thấy được các điều kiện về vật chất, tinh thần mà họ có thể mang lại cho con:

  • Điều kiện về kinh tế: Phụ huynh phải chứng minh được cho Tòa thấy là họ đang có mức thu nhập ổn định, công việc tốt và chỗ ở cố định…Điều này cho thấy khả năng tài chính đồng thời thu nhập của người này đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập, vui chơi cho con. Mục đích chính là đảm bảo cuộc sống của con tốt hơn so với người còn lại.
  • Điều kiện về tinh thần: Người giành quyền nuôi con sẽ cần chứng minh điều kiện về tinh thần như: Có đủ thời gian chăm sóc con, dạy dỗ và giáo dục con. Đây là vấn đề quan trọng cần chú ý khi tìm hiểu về luật quyền nuôi con.
  • Mong muốn, nguyện vọng của con trên 7 tuổi: Với trường hợp con từ 7 tuổi trở lên và đang có mong muốn được ở với cha hoặc mẹ, khi đó Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con. Vậy nên, bản trình bày của con từ 7 tuổi về mong muốn ở cùng cha hoặc mẹ được xem là một điều kiện để tòa án xem xét.

Mặt khác, người giành quyền nuôi con cũng sẽ phải chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không có đủ điều kiện về vật chất, tinh thần đề chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Thay đổi người nuôi con sau khi Tòa có quyết định được không?

Luật quyền nuôi con – child custody law thực tế không phải lúc nào cũng cố định. Trong các trường hợp đã được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, sẽ có thể thay đổi người nuôi con sau khi Tòa án đưa ra quyết định:

– Khi cha và mẹ đưa ra thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con.

– Nếu con trên 7 tuổi thì việc đổi người nuôi con phải hỏi ý kiến của con.

– Cha hoặc mẹ sẽ có quyền yêu cầu đổi người nuôi dưỡng nếu thấy người còn lại không còn đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc con.

– Nếu cả cha mẹ không đủ điều kiện để nuôi dạy con thì Tòa án sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ.

Vi phạm quy định về luật quyền nuôi con bị phạt thế nào?

Tại điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi có quyết định ly hôn sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng. Đồng thời cũng sẽ bị yêu cầu buộc phải cấp dưỡng theo quy định. Lưu ý là mức phạt này đã tăng so với Nghị định 167: Phạt cảnh cáo hay phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.

Ngoài ra, khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha/mẹ phải có nghĩa vụ chu cấp, nuôi dưỡng con nhưng không thực hiện bản án dù có đủ điều kiện. Sẽ có thể bị phạt tối đa 05 năm tù giam đúng theo quy định ở Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015.

Không chỉ vậy, theo luật quyền nuôi con, nếu trốn tránh hay từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng khiến trẻ lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo. Thậm chí là cải tạo không giam giữ đến 02 năm, phạt tù từ 03 tháng – 02 năm theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015.

Trên đây chính là những thông tin quan trọng về luật quyền nuôi con – child custody law sau khi ly hôn. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. 

Post Comment