Saturday, 4 May 2024
Vay vốn

Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự sẽ bị phạt như thế nào?

Cho vay nặng lãi là gì? Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự bị phạt hành chính như thế nào? Là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Do vậy, bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến hình thức xử phạt cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự để bạn tham khảo thêm.

Các mức xử phạt cho vay nặng lãi trong dân sự

Muốn xác định mức xử phạt cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, trước hết cần xác định rõ cho vay với mức lãi suất như thế nào là hành vi cho vay nặng lãi.

Hành vi cho vay nặng lãi

Hành vi cho vay nặng lãi là việc cho vay với mức lãi suất cho vay vượt quá thời hạn quy định trong điều khoản 468 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc cho vay vượt quá mức lãi suất quy định bị xem là hành vi cho vay nặng lãi, chưa đủ cơ sở để cấu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật quy định. Cũng dựa trên điều khoản này, trường hợp các bên có tranh chấp về hợp đồng cho vay tài sản, mức lãi suất theo thỏa thuận vượt quá mức cho phép sẽ không còn hiệu lực. Như vậy, khi có tranh chấp, phần lãi suất vượt quá 20%/năm và quá 1,66% tháng sẽ không có hiệu lực pháp lý.

Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Việc cho vay với lãi suất lớn hơn mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ Luật Dân Sự là  trong những điều kiện cấu thành tội cho vay nặng lãi. Để cấu thành tội cho vay nặng lãi trong giao dịch cần đáp ứng các điều kiện như:

  • Hành vi cho vay với mức lãi suất cao gấp 5 lần so với mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân Sự.
  • Hành vi cho vay nặng lãi thu lợi bất chính từ 30 triệu hoặc đã từng bị xử phạt hành chính bởi hành vi này hoặc đang bị kết án về hành vi này nhưng chưa xóa được án tích mà vẫn tiếp tục vi phạm.

Quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi cho vay nặng lãi

Việc cho vay quá mức lãi suất 20%/năm theo quy định được coi là hành vi cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, việc này chưa đủ điều kiện để cấu thành hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ người nào cho vay với mức lãi suất cao gấp 5 lần so với mức lãi suất mà bộ luật dân sự quy định thì mới phạm tội cho vay nặng lãi. Các mức phạt quy định theo điều 201 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

  • Đối với những đối tượng cho vay với mức lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất trong Bộ luật dân sự quy định, thu lợi bất chính từ 30 triệu đến 100 triệu.
  • Người đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi cho vay nặng lãi hoặc bị kết án về tội nhưng chưa được xóa án tích mà vẫn tiếp tục sai phạm.

Những trường hợp này có thể bị phạt hành chính từ 50.000.000 đến 200.000.000 hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm.

  • Đối với những người phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu trở lên sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 đến 3 năm.
  • Người phạm tội có thể bị phạt từ 30 triệu đến 100 triệu, cấm hành nghề, cấm đảm nhận chức vụ hoặc làm các công việc nhất định từ 1 đến 5 năm theo quy định.

Ngoài ra, hành vi cho vay nặng lãi nhằm thu lợi bất chính nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn chưa thu lợi hoặc đã thu nhưng dưới 30 triệu, hình phạt được áp dụng về phạm tội chưa thành như sau:

  • Hình phạt tương đương theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, hành vi phạm tội, các mức độ thực hiện ý định phạm tội cũng như tình tiết khác khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng.
  • Trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được áp dụng theo khung hình phạt được quy định trong điều luật cụ thể.
  • Các trường hợp phạm tội chưa đạt, mức phạt cao nhất không quá ¾ mức phạt tù theo quy định nghĩa là không trên 2 năm 3 tháng tù giam.

Trên đây là những cập nhật mới nhất về quy định của pháp luật liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi, tội cho vay nặng lãi, các mức phạt tương ứng,… Để tránh rơi vào đường dây cho vay nặng lãi mà không hay biết, bạn cần đề cao cảnh giác, cập nhật các thông tin mới nhất để biết đâu là hình thức cho vay nặng lãi trá hình để tránh xa nhé!

Post Comment