Sunday, 28 Apr 2024
Edu Tin khác Tin tức

Cách ghi nhận xét tiết dự giờ tiểu học hay nhất, sâu sắc nhất 2024

Những lời nhận xét tiết học dự giờ tiểu học giúp giáo viên dự giờ có thể đánh giá đúng nội dung bài học, đồng thời thể hiện được trình độ chuyên môn của giáo viên đó. Vậy để có được những cách ghi nhận xét tiết học dự giờ hay nhất, sâu sắc nhất  thì mọi người cùng tham khảo qua bài viết sau đây mà infofinance.vn đã tổng hợp và chia sẻ một cách chi tiết nhất

Tìm hiểu dự giờ là gì?

Mọi người có thể hiểu đơn giản dự giờ là một phương thức có thể đánh giá đúng năng lực, giúp các giáo viên có một tiết dạy chất lượng và hiệu quả. Đối với những người làm nghề giáo viên thì chắc chắn không bao giờ tránh khỏi vấn đề như đi dự giờ hay người khác dự giờ tiết học mình dạy

Thông thường nếu có tiết dự giờ thì các giáo viên sẽ chuẩn bị bài giảng một cách kỹ hơn. Đồng thời khi có giáo viên dự giờ thì thái độ, ý thức học tập của các học sinh đều nghiêm túc, các hoạt động trở nên sôi nổi hơn.

Dự giờ có vai trò như thế nào?

Tiết dự giờ thực sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh, giao viên  và cả Ban giám hiệu nhà trường. Sau đây là một số vai trò mà tiết dự giờ mang lại

Với giáo viên đúng tiết dạy

Khi có tiết dạy dự giờ thì hầu hết tất cả các giáo viên đều chủ động và tích cực trong tiết dạy cũng như bài giảng của mình. Ngoài ra trong tiết học còn có thể phát huy được sự sáng tạo của các học sinh của mình ra sao

Các giáo viên dự giờ cũng như các Ban giám hiệu trường có thể ghi nhận xét và đánh giá tiết dạy của giáo viên qua tiết dự giờ sau mỗi buổi. Qua những nhận xét đó mà các giáo viên có thể rút kinh nghiệm về những thiếu sót  hay phát huy những ưu điểm của mình hơn, từ đó giúp họ có thể nâng cao nghiệp vụ sư phạm của mình lên cao

Lợi ích đối với giáo viên dự giờ

Những giáo viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề dự giờ, có thể qua đó giúp họ có học hỏi thêm nhiều kiến thức. Qua đó giúp bạn có những tiết học tốt nhất khi mình là người đứng lớp

Ban giám hiệu nhà trường có những tiện ích

Qua những tiết dự giờ của giáo viên thì giúp Ban giám hiệu nhà trường có thể dễ dàng đánh giá chuyên môn của từng giáo viên , và cuối năm thuận tiện trong việc xếp loại giáo viên

Phiếu dự giờ ở cấp tiểu học là gì?

Phiếu dự giờ ở cấp tiểu học thực chất là một biên bản qua đó mà các giáo viên dự giờ hay Ban giám hiệu nhà trường có thể đưa ra những đánh giá kỹ năng sư phạm của thầy cô đang giảng dạy. Trong phiếu dự giờ tiểu học thì những người dạy cần nêu rõ các thông tin của mình, cùng với đó là những tiến trình dạy và học. Ngoài ra người dự giờ có thể đánh giá cụ thể về tiết dạy và xếp loại cụ thể và chính xác đối với tiết đạy đó

Cach-ghi-nhan-xet-tiet-du-gio-tieu-hoc
Cách ghi nhận xét tiết dự giờ tiểu học hay nhất

Mẫu phiếu dự giờ cấp tiểu học mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

PHIẾU DỰ GIỜ ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY

(Cấp tiểu học)

Họ và tên người dạy:

Tên bài:                                                                                 Tiết PPCT:

Môn:                                                                                      Tiết:

Thứ:                                                                                       ngày ….. tháng …. năm 2022.

Lớp:                            Trường Tiểu học …..                          Quận/ huyện:                     Tỉnh/ Thành phố:

Họ và tên người cùng dự:

1. Tiến trình hoạt động dạy và học

+ Diễn biến bài giảng (theo nội dung cần trao đổi):…

+ Nhận xét (ưu và nhược điểm):…

2. Nhận xét chung

Các mặt Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá Nhận xét
Nội dung (6 điểm) bao gồm các tiêu chí 1 2 3 1. Xác định được vị trí, mục tiêu và kiến thức kĩ năng trọng tâm của bài học 2,5
2. Học sinh đạt được các phẩm chất, năng lực trong bài học 2,0
3. Có tính cập nhật, liên hệ thực tiễn thể hiện tính giáo dục 1,5
Phương pháp (10 điểm) bao gồm các tiêu chí 4 5 6 7 8 9 4. Tổ chức học động học tập linh hoạt sáng tạo và phù hợp để đạt mục tiêu bài học 2,5
5. Các phương tiện dạy học sử dụng hợp lí, hiệu quả 1,0
6. Các nhiệm vụ giao cho học sinh đa dạng, có tính phân hóa cho đối tượng, kích thích sự sáng tạo của học sinh 2,0
7. Học sinh tham gia học tập

– Chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo phù hợp với nhận thức từng đối tượng.

– Có sự tương tác, hợp tác

3,0
8. Học sinh được tạo điều kiện liên hệ những kiến thức đã biết để phát hiện kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, vận dụng vào thực tê. 1,0
9. Phân bố thời gian cho các hoạt động hợp lí. Đảm bảo thời gian quy định. 0,5
Đánh giá (4 điểm) bao gồm các tiêu chí 10 11 12 10. Tổ chức hoạt động đánh giá linh hoạt phù hợp, kết hợp đánh giá của giáo viên và học sinh 1,0
11. Học sinh có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau 1,0
12. Đạt được mục tiêu bài học 2,0
Tổng cộng 20,0
Xếp loại
  1. Đánh giá chung

3.1. Ưu điểm: ….

3.2. Khuyết điểm: ….

….,Ngày …. tháng …. năm 20…

Người dạy                                                                                            Người đánh giá

             (Ký và ghi rõ họ tên)                                                                               (Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn cách ghi phiếu dự giờ tiểu học

Về phiếu dự giờ thì thông tin về người dạy sẽ được nêu rõ trong phiếu dự giờ. Ngoài ra với những gì mà mọi người vừa tham khảo trên về mẫu phiếu dự giờ thì cần nêu ra những ưu và nhược điểm của tiết học cũng như các đánh giá cụ thể về tiết dự giờ và xếp loại cụ thể đối với tiết học đó.

+ Ghi rõ thông tin về Quốc hiệu, tiêu ngữ trong phiếu dự giờ

+ Thông tin về phòng giáo dục và đào tạo cũng được nêu rõ

+ Tên trường, tên phiếu dự giờ đánh giá tiết học

+ Những thông tin về người dạy trong phần nội dung chính cần ghi rõ

+ Tiến trình hoạt động dạy và học

+ Các tiết học sau khi đánh giá được xếp loại cụ thể

+ Mục đánh giá chung

+ Phần cuối biên bản người dạy cần ký và ghi rõ họ tên

+ Hiệu trưởng hay Tổ cũng cần ký tên và ghi rõ họ tên

+ Người dự giờ cần ký và ghi rõ họ tên

Cách ghi nhận xét tiết dự giờ tiểu học hay nhất

Trước khi nhận những lời nhận xét từ những người đánh giá thì người giảng dạy cần nêu rõ quan điểm và tự nhận xét về tiết dạy của mình đã như mình mong muốn hay không. Đồng thời họ cần nêu những ưu điểm cũng như nhược điểm của tiết dạy dự giờ này. Và cuối cùng đưa ra lời đề xuất cải thiện và xin những nhận xét từ người dự giờ

Người đưa ra nhận xét cần đưa ra những góp ý một cách bình đẳng, theo quy định trong nghề nghiệp giáo viên thì cần đánh giá tiết dạy theo mức độ đạt được. Cần đặt mình vào vị trí người nghe vì chắc chắn bạn cũng đã là người giảng dạy. Cuối cùng thì người dự giờ cần đưa ra những vấn đề mà người dạy cần điều chỉnh hay sửa đổi

Trong khi người dự giờ góp ý thì người dạy cần lắng nghe và có thể thu thập lại những ý đó bằng việc ghi chép lại. Nếu bạn chưa rõ ràng về ý kiến của người dự giờ ở mục nào thì nên hỏi lại trực tiếp và rõ ràng. Đặc biết về thái độ khi lắng nghe lời góp ý cần tôn trọng

Người dự giờ có trách nhiệm báo cáo lại kết quả dự giờ sau tiết học, qua đó giúp người giảng dạy có tác động phù hợp và đồng thời có những dẫn chứng cụ thể, giúp giáo  viên cải thiện được những gì cần thiết nhất

Những lời nhận xét dự giờ hay nhất, sâu sắc nhất

Những lời nhận xét của Ban giám hiệu hay của giáo viên dự giờ đúng với chất lượng tiết dạy thì có thể giúp các người giảng dạy nhìn nhận được những ưu và khuyết điểm của mình. Qua đó họ có thể rèn luyện và nâng cao trình độ của mình trong các tiết dạy khác.

Tuy nhiên có rất nhiều giáo viên tiểu học chưa thực sự đạt được những hiệu quả như mong muốn, bởi vì các giáo viên vẫn chưa có những kĩ năng trong việc dự giờ và đánh giá sau khi dự giờ.

Một vấn đề nữa là giáo viên giảng dạy có nhiều kinh nghiệm hơn người dự giờ, vì vậy mà người dự giờ ngại sợ mất lòng, sợ ảnh hưởng đến mình nên không đưa ra những nhận xét đánh giá đúng, chính vì vậy mà khiến cho việc dự giờ  không có kết quả tốt

Vì vậy để có những đánh giá nhận xét đúng để giúp các giáo viên có được những kinh nghiệm về kỹ năng trong tiết dự giờ thì cần phải phân công cho những thành viên trong ban giám hiệu nhà trường cùng với các giáo viên trong tổ tham gia buổi dự giờ

Những kinh nghiệm trong dự giờ tiểu học

+ Xét về mọi mặt thì người dự giờ phải  tương đồng và ngang với người giảng dạy

+ Trước giờ dự giờ thì người dạy cùng với người dự giờ có thời gian thống nhất về những vấn đề liên quan

+ Người dự giờ trong suốt quá trình giảng dạy không có bất kỳ ý kiến gì, mà chỉ lắng nghe, quan sát và ghi chép những vấn đề cần thiết, sau tiết dạy mới đưa ra nhận xé và đánh giá

+ Người giảng dạy cùng với người dự giờ đưa ra những nhận xét cụ thể, tránh đưa ra những nhận xét hay đánh giá chung chung. Khi trình bày một vấn đề gì đó cần nhẹ nhàng

Trên đây là cách ghi nhận xét tiết dự giờ tiểu học hay nhất, sâu sắc nhất mà mọi người vừa tham khảo qua nội dung bài viết trên. Hy vọng với những gì đã tìm hiểu trên thì giúp bạn có nhiều kinh nghiệm dự giờ để có một tiết dự giờ hoàn chỉnh và thành công nhất

 

Post Comment