Friday, 3 May 2024
Tin tức

Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 chuẩn nhất 2024

Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 như thế nào? Gồm có những phần nào? Là những yếu tố liên quan đến sơ yếu lý lịch dành cho học sinh cấp 2 khi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa THPT. Hãy cùng infofinance.vn tìm hiểu chi tiết cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 chuẩn nhất trong bài viết sau nhé!

Sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 là gì?

Sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 hay còn được gọi là hồ sơ trúng tuyển theo chuẩn mẫu do Bộ giáo dịch và đào tạo Việt Nam ban hành. Đây là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng dành cho học sinh lớp 9, khi chuẩn bị bước sang môi trường học mới, môi trường Trung học phổ Thông.

Để có đầy đủ hồ sơ nhập học cho các bạn học sinh cấp 2, thì sơ yếu lý lịch là một phần giấy tờ khá quan trọng và không thể thiếu trong quá trình đăng ký vào môi trường cấp 3 mới. Hiện nay, một mẫu sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 sẽ gồm 4 trang A4. Gồm các phần mục khác nhau. Học sinh có thể mua bộ hồ sơ sơ yếu lý lịch này ở các văn phòng phẩm trên toàn quốc.

Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 chuẩn nhất

Chỉ cần có bộ sơ yếu lý lịch sẵn này, học sinh chỉ việc điền các thông tin cá nhân vào các chỗ để dấu chấm. Tuy nhiên, một số trường hợp, yêu cầu sơ yếu lý lịch phải tự viết một cách đầy đủ ý và chuẩn nhất. Để nắm được cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 chuẩn, cùng tìm hiểu mục tiếp theo.

Sơ yếu lý lịch học sinh có khác với sơ yếu lý lịch xin việc không?

Một điều được nhiều bạn đọc thắc mắc, là liệu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên có giống với sơ yếu lý lịch đi xin việc hay không? Thì câu trả lời ở đâu là có phần giống và có phần khác biệt. Cụ thể về những điểm giống và khác như sau:

Giống nhau

Điều giống nhau ở sơ yếu lý lịch học sinh và sơ yếu lý lịch đi làm là thông tin trên hồ sơ đều cần khai báo đó là các thông tin cá nhân bắt buộc như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên tuổi cha mẹ, thông tin liên hệ, số điện thoại,… Đây là những thông tin quan trọng và không thể thiếu trong mỗi sơ yếu lý lịch.

Ngoài ra, cả hai sơ yếu lý lịch đều yêu cầu dán ảnh chân dung vào góc bên trái hồ sơ, có đóng dấu giáp lai cho hình ảnh. Xét về bố cục, thì cả hai hồ sơ cũng yêu cầu các bố cục tương đồng như: Phần Thông tin cá nhân, phần gia đình, phần xuất thân gia đình và nghề nghiệp bố mẹ,…

Khác nhau

Khác nhau giữa cả hai sơ yếu lý lịch đều có thể nhìn và xác định được. Cụ thể đối với bản sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 như sau:

+ Thông tin phần khai báo sẽ ít hơn so với sơ yếu lý lịch xin việc. Thông tin khai báo mà học sinh khai báo chỉ là quá trình học tập cấp 1, cấp 2 mà thôi. Sẽ không yêu cầu khai báo phần kinh nghiệm làm việc.

+ Đối với sơ yếu lý lịch xin việc, sẽ cần các thông tin liên quan, hỗ trợ trong quá trình xin việc. Còn đối với sơ yếu lý lịch học sinh, bắt buộc phải nêu rõ các thông tin gồm: số ký hiệu trường, kết quả học tập các cấp, số báo danh, ngành học, điểm, năm tốt nghiệp,…

Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 chuẩn nhất

Sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 cũng khá đơn giản. Nếu bạn nắm được bố cục và cách viết cụ thể như sau:

Trang 1: Lý lịch học sinh

Đây là trang bìa ngoài đầu tiên của sơ yếu lý lịch. Bạn cần ghi đủ các thông tin gồm:

+ Họ và tên: Viết in hoa, có đấu tất cả từ

+ Ngày tháng năm sinh: Viết đầy đủ theo dạng dd/mm/yyyy

+ Hộ khẩu thường trú: Số nhà ở theo Sổ hộ khẩu

+ Điện thoại liên hệ: Số điện thoại của bạn hoặc gia đình

Trang 2: Phần khai báo bản thân học sinh

Đây là phần khá quan trọng và khá nhiều thông tin cần cung cấp. Cụ thể:

+ Dán 01 ảnh 4×6 vào góc trái hồ sơ (ảnh chụp không quá 03 tháng gần nhất)

+ Họ và tên: Viết in hoa, có dấu

+ Ngày, tháng, năm sinh

+ Dân tộc: Là dân tộc nào thì ghi dân tộc đó

+ Nơi sinh: Ghi theo giấy khai sinh

+ Tôn giáo: Nếu có tôn giáo thì ghi tên tôn giáo, không có thì ghi “Không

+ Đối tượng dự thi: Ghi đối tượng dự thi ưu tiền vào, không có thì để trống

+ Thành phần xuất thân: Công nhân viên chức: ghi số 01, nông dân ghi 2, khác ghi 3

+ Ký hiệu trường: Viết vào mã trường mà bạn chuẩn bị nhập học

+ Số báo danh: Là số dự thi của bạn trong kỳ thi THPT

+ Kết quả học tập

+ Ngày vào đoàn TNCSHCM

+ Ngày vào Đảng CSVN

+ Diện chính sách: Thuộc diện chính sách nào thì ghi vào, ghi chi tiết

+ Ngành học: Chọn ngành, khối học mà trường Cấp 3 yêu cầu

+ Điểm thưởng: Nếu có điểm thi khác thì ghi vào, không thì bỏ qua

+ Số CMND (Chứng minh nhân dân) hoặc CCCD (Căn cước công dân) của chính bạn

+ Tóm tắt quá trình học tập tiểu học, THCS: Ghi rõ từng mốc thời gian

Trang 3: Thành phần gia đình

+ Cha: Ghi rõ họ tên cha, cùng các thông tin của cha gồm: quốc tịch, dân tộc, hộ khẩu thường trú, tôn giáo, số điện thoại liên hệ, nghề nghiệp,…

+ Mẹ: Ghi rõ họ tên Mẹ. Cùng các thông tin gồm: Quốc tịch, dân tộc, hộ khẩu thường trú, tôn giáo, số điện thoại liên hệ, nghề nghiệp,…

+ Vợ hoặc chồng: không có thì để trống.

Trang 4: Xác nhận, ký tên

+ Các thông tin Anh, chị, em ruột: Ghi rõ các thông tin gồm: họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, hộ khẩu thường trú.

+ Cam đoan về những thông tin khai báo trên hoàn toàn đúng sự thật.

+ Xin chữ ký của phụ huynh là bố hoặc mẹ để xác nhận sơ yếu lý lịch của bạn.

+ Bạn (thí sinh) ký tên vào góc phải của hồ sơ.

Mẫu sơ yếu lý lịch được dùng phổ biến hiện nay

Trong quá trình nhập học từ cấp 2 lên cấp 3, Hồ sơ nhập học bắt buộc phải có giấy tờ sơ yếu lý lịch. Nếu không có, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đăng ký và theo học tại trường THPT mà mình mong muốn. Sau đây là mẫu sơ yếu lý lịch được nhiều học sinh sử dụng nhiều hiện nay.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

……, ngày….. tháng…… năm…….

SƠ YẾU LÝ LỊCH

Họ và tên:………………………………………,Nam/Nữ:…….

Dân tộc: ………………………………………………… Tôn giáo: ……………….

Số điện thoại:……………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh (như giấy khai sinh):…………………………..

Nơi sinh (như giấy khai sinh):……………………………………………

Sở thích:…………………………………………………………………..

Năng khiếu:……………………………………………………………….

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………….

Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………….

Họ và tên cha:………………………………….  Sinh năm:………….

Nghề nghiệp:………………………. Số ĐT:..………………………….

Họ và tên mẹ:…………………………………… Sinh năm:………….

Nghề nghiệp:………………………..Số ĐT:…………………………..

Hoàn cảnh gia đình:…………………………………………………….

Họ tên, (nghề nghiệp, tuổi, nơi ở) của anh chị em ruột:………………

……………………………………………………………………………………………

Tương lai em muốn mình vào học trường Đại Học nào:……………..

Tương lai em muốn mình làm nghề gì:……………………………………..

…………, ngày…tháng…năm…

                      Chữ ký Phụ huynh học sinh                                             Học sinh ký tên

 

Có nên viết sơ yếu lý lịch học sinh viết tay không?

Tuỳ từng tình huống có yêu cầu viết tay sơ yếu lý lịch hay không để lựa chọn hình thức phù hợp. Thông thường, các sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 sẽ được nhà trường yêu cầu mua ở các văn phòng phẩm và điền vào các thông tin còn trống bên trong.

Nếu bạn yêu thích viết tay sơ yếu lý lịch thì vẫn có thể hỏi ý kiến nhà trường trước khi tự quyết định viết tay sơ yếu lý lịch của mình. Điều bắt buộc trong sơ yếu lý lịch viết tay cần đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, đồng thời, cách trình bày, văn phong phải đẹp mắt, rõ ràng.

Bài viết chia sẻ Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 mới nhất, chuẩn nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo cách viết trên hoặc đến các văn phòng phẩm mua những mẫu sơ yếu lý lịch để tham khảo với đầy đủ nội dung, quy định. Chúc bạn có được bộ sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh nhất nhé!

 

Post Comment