Friday, 26 Apr 2024
Giao dịch Tiền Tệ

Tiền 100 Đô La Mỹ Cũ (Usd bị rách) Có đổi được không? Ở Đâu?

Tiền Đô La Mỹ cũ bị rách vẫn được phép đổi tại các ngân hàng theo nguyên tắc thu hồi và quy đổi. Tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng áp dụng dịch vụ này. Đồng thời việc quy đổi sẽ dựa trên một số điều kiện nhất định. Để nắm rõ yêu cầu cụ thể khi đổi tiền 100 USD bị rách, cũ sang tiền mới. Cũng như hình thức đổi ngoại tệ của một số ngân hàng tại Việt Nam mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của infofinance.vn nhé!

Tin liên quan: Tiền Rách Đổi Ở Đâu

Tiền USD là gì?

Chúng ta thường hay nghe nhắc đến tiền đô hay USD. Các khái niệm này đều chỉ chung là tiền tệ của Hoa Kỳ (nước Mỹ). Đây là đồng ngoại tệ khá phổ biến tại nhiều quốc gia trên Thế Giới, trong đó có cả Việt Nam. Đô la Mỹ cũng có chức năng làm tiền tệ thế giới. Và được coi là tiền tệ mạnh nhất thế giới. Xét về tổng dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương thì đô la Mỹ chiếm đến 64%. Trong khi đứng sau nó là đồng euro chỉ chiếm gần 20%.

Khoảng 30 năm trước 1971 thì đồng đô la Mỹ được định giá bằng bản vị vàng. Đây cũng chính là đồng tiền duy nhất trên thế giới gắn với vàng. Và tất cả các đồng tiền khác lại được định giá căn cứ vào nó. Kể từ năm 1971 cho đến nay do tình hình buôn bán, trao đổi hàng hóa có sự thay đổi nên đồng đô la được đo bằng bản vị dầu mỏ. Bởi khi tiền tệ đóng vai trò lưu thông, rất nhiều quốc gia trên thế giới lại có nhu cầu mua dầu bằng USD.

100 đô la Mỹ là gì?

Trong lịch sử tiền tệ nước Mỹ, 100 đô được coi là tờ tiền có mệnh giá cao nhất. Ra đời vào những năm Mỹ rơi vào tình hình suy thoái nghiêm trọng. Và đến bây giờ nó vẫn giữ vị trí nhất đó. Vai trò của nó đối với tình hình kinh tế, kỹ thuật Hoa Kỳ là vô cùng quan trọng. Đó là việc hạn chế giảm phát và thúc đẩy lạm phát.

100 đô cũng được coi là chứng chỉ vàng và có nhiều hạn chế trong việc lưu hành trên thị trường. Ngoài tờ 100 đô ra thì tiền tệ nước Mỹ còn có những mệnh giá khác lớn hơn. Nhưng chúng chỉ tồn tại đến một giai đoạn nhất định trong lịch sử. Đó là 1000, 5000, 500 đô John Marshal, 500 đô William McKinley.

Tờ 100 đô đổi được bao nhiêu tiền Việt Nam?

Hiện nay, nhu cầu đổi ngoại tệ đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt là đối với những nhà kinh doanh đang có ý định đầu tư vào loại tiền này. Do đó vấn đề quy đổi (tỷ giá hối đoái) trên thị trường càng được quan tâm. Tùy vào từng ngân hàng mà mức quy đổi cao thấp khác nhau. Đồng thời còn dựa vào chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra.

Theo bảng số liệu thống kê thì 1$ sẽ tương đương với hơn 23000 VNĐ. Như vậy, 2$ sẽ tương đương với khoảng hơn 46000 VNĐ. Tính theo tỷ lệ phần trăm thì 1 ngàn đồng tiền Việt Nam chỉ bằng 4/100 đô la Mỹ. Từ đó chúng ta có thể quy ra một trăm đô tương ứng 2 300 000 VNĐ.

Tiền Đô bị rách có đổi được không?

Câu trả lời là có. Người ta sẽ căn cứ vào mức độ, khả năng còn giá trị lưu thông của ngoại tệ để thay thế. Tức nếu tờ đô la Mỹ của bạn bị cháy, rách,… thì sẽ được đổi thành một tờ tiền mới, không bị rách, nhàu, mờ số seri, chữ khi đến ngân hàng thương mại sử dụng dịch vụ ngân quỹ. Tuy nhiên, các ngân hàng nếu muốn cung cấp dịch vụ này thì phải được sự cho phép của ngân hàng trung ương. Do đó, trước khi đến một địa điểm nào đó để đổi tiền đô bị rách, hỏng thì bạn phải tìm hiểu xem chỗ đó có nghiệp vụ này hay không.

Đổi tiền usd bị rách cần điều kiện gì?

Xét về mặt pháp luật, Việt Nam mặc dù đã có những yêu cầu nhất định về tiền tệ có đủ tiêu chuẩn lưu thông hay không theo thông tư mới nhất năm 2013. Nhưng đó chỉ mới áp dụng với đồng tiền chung trong nước (VNĐ). Còn đối với USD thì chưa quy định rõ cụ thể. Do đó, việc thu, đổi như thế nào sẽ được quy định bởi các ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng điều kiện khác nhau, nhưng thường có chung những tiêu chuẩn như:

  • Tiền không phải do hành vi cố tình phá hoại mà bị hư hỏng, mất màu, dính bẩn.
  • Tiền vẫn còn khả năng tồn tại dưới dạng tờ. Tức bóp vào không dễ bị biến thành vụn nhỏ, không bị giòn, thành bột.
  • Nếu bị mất góc, bị cháy,… thì diện tích phần bị mất đi phải dưới 50% diện tích ban đầu của tờ tiền đó.
  • Tiền không bị mờ, mất số seri. Các hoa văn, đặc điểm nhận dạng, bảo mật hoa văn phải còn.

Trường hợp đặc biệt khi đổi tiền đô bị hỏng

Đó là khi các ngân hàng phải nhờ vào các ngân hàng nước ngoài để xét xem tiền đủ khả năng quy đổi hay không. Trong trường hợp này khách hàng sẽ được gửi một tờ tiền USD khác đủ điều kiện lưu thông từ ngân hàng nếu tờ tiền bị hỏng trước đó đủ điều kiện thu đổi. Ngược lại khách hàng sẽ không được nhận lại tờ tiền bị hỏng trước đó cũng như phí nếu nó không đạt tiêu chuẩn quy đổi.

Tiền đô cũ có đổi được không?

Tiền đô rách đổi được thì tiền đô cũ tất nhiên sẽ đổi được. Nhưng với những tờ tiền đô la Mỹ cũ như thế nào mà cần đi đổi. Cũ ở đây có nghĩa là nó quá nhàu, quá mờ số seri, mờ hình ảnh, màu tờ đô la mỹ cũ này chuyển sang màu vàng. Vậy nhiều người thắc mắc tờ 100 đô cũ có dùng được không, có trao đổi, mua bán được nữa hay không.

Câu trả lời là có hoặc không, tùy thuộc vào mức độ cũ, và hình ảnh, chữ số trên tờ tiền như thế nào? Nếu không dùng được thì bạn sẽ nghĩ ngay nên đổi tiền đô cũ ở đâu? Đổi đô rách ở đâu thì ở đó ta cũng có thể đổi đô la Mỹ cũ và sẽ được chia sẽ ở phần dưới.

Cách đổi tiền USD như thế nào?

Đổi tiền 100 đô la bị cũ, rách có mất phí không?

Đổi với các dịch vụ đổi tiền tại các ngân hàng thì tất nhiên là mất phí rồi. Tuy nhiên này mức phí này cũng không đáng là bao. Tùy vào từng ngân hàng sẽ áp dụng một cách tính phí khác nhau. Cụ thể dao động từ khoảng 2% đến 3% nhân với tổng số tiền quy đổi. Thông thường một số ngân hàng sẽ thường cập nhật biểu phí dịch vụ trên Internet.

Bạn có thể tra cứu bảng giá niêm yết đổi ngoại tệ của các ngân hàng trên các trang thông tin, website chính thức.

Nên đổi tiền USD bị rách ở đâu?

Ngoài các ngân hàng thì tại một số tiệm vàng lớn cũng có cung cấp dịch vụ này. Để đổi ngoại tệ bạn có thể so sánh mức phí giữa các địa điểm để xem chỗ nào rẻ hơn. Đồng thời phải chú ý đến những nơi uy tín, đã được ngân hàng nhà nước cấp phép. Để tránh tình trạng phải gặp nhiều rắc rối, mất tiền oan vì những lý do chủ quan. Các bạn có thể tham khảo một số địa điểm uy tín đổi ngoại tệ tốt dưới đây.

Ngân hàng BIDV

Ngân hàng BIDV tạo điều kiện cho khách hàng đổi tiền nước ngoài bị rách, cũ nhưng phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Đổi ngoại tệ từ đủ không đủ tiêu chuẩn lưu thông sang đủ tiêu chuẩn lưu thông. Với tờ tiền chưa bị mất góc, còn nguyên diện tích.
  • Không phải do hành vi cố tình phá hoại mà bị mất màu, dính bẩn, tiền không bị rách vụn. Hoa văn, kỹ thuật bảo an cũng như số seri vẫn còn nguyên vẹn.
  • Tờ tiền bị rách, thủng, cháy thì vẫn phải còn ít nhất 50% diện tích. Và các thành phần quan trọng như số seri, hoa văn, đặc điểm kỹ thuật bảo an và một số hình ảnh nhất định.
  • Ngoài USD ra thì BIDV còn cho phép đổi các loại ngoại tệ khác như THB, EUR, CAD, AUD, CHF, GBP, NZD, HKD, JPY, SGD.

Ngân hàng Vietcombank

Khi đổi tiền USD rách ở ngân hàng vietcombank điều kiện quy đổi cũng tương tự như tại BIDV. Ngoài ra có một lưu ý về vấn đề thủ tục như sau. Nếu tiền đạt tiêu chuẩn lưu thông thì không cần nộp giấy tờ gì, thủ tục đơn giản.

Ngược lại đối với những tờ tiền cần phải đưa ra nước ngoài để xem xét. Thì cần điền thông tin vào đơn đề nghị đổi tiền không đáp ứng được tiêu chuẩn lưu thông. Đồng thời nộp bản sao hộ chiếu, chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân của khách hàng.

Ngân hàng Eximbank

Ngoài việc đem đổi thì bạn có thể bán ngoại tệ bị rách cho các ngân hàng. Tại Eximbank nhận thu hồi và quy đổi tièn USD bị hỏng. Mức thu phí sẽ phụ thuộc vào ngân hàng nước ngoài nếu tờ tiền đó bị mối ăn, cháy rách, thủng lỗ,… Eximbank sẽ nhận thu vào và chuyển ra nước ngoài trong trường hợp khách hàng yêu cầu hoặc tiền không đủ tiêu chuẩn lưu hành.

Nếu chưa có câu trả lời bạn nên xem chi tiết hơn tại bài viết: Ngân hàng nào chịu đổi tiền rách

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc 100 USD Tiền Đô Bị Rách Có Được Đổi Không? Đổi Ở Đâu Là Tốt Nhất. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết cách và chọn được địa điểm đổi ngoại tệ bị hỏng đáng tin cậy.

Một số bài viết bạn tham khảo thêm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Post Comment