Monday, 6 May 2024
DigiFin Kinh Tế

17 bài học rút ra từ khủng hoảng kinh tế từ toàn cầu đến Việt Nam

Mỗi một cuộc khủng hoảng kinh tế nó đều có nguyên nhân, sự tác động khác nhau vậy nên mỗi sự kiện diễn ra đều là những bài học đắt giá nhất cho chúng ta. Và 17 bài học rút ra từ khủng hoảng kinh tế được đưa ra dưới đây bởi Infofinance sẽ giúp mọi người nhìn lại quá khứ, có những góc nhìn mới hơn và sâu hơn về khủng hoảng kinh tế.

Mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra đều bắt nguồn từ nguyên nhân khác nhau, từ các khu vực khác nhau nên những bài học rút ra sẽ dựa trên góc nhìn từ nội tại của cuộc khủng hoảng đó, có thể bạn sẽ có góc nhìn khác nên những thông tin ở đây chỉ mang tính tham khảo.

Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng hoa Tulip 1636-1637

Trở về quá khứ về với cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên trên thế giới ở đất nước Hà Lan vào năm 1936. Cuộc khủng hoảng kinh tế này đến từ việc giá hoa Tulip tăng mạnh, thời điểm đó hoa Tulip là giống hoa quý, được  các giới nhà giàu ở nước này săn đón, và nó đại diện cho những gì xa xỉ nhất.

Và chính vì đó các thương nhân, cùng người mua đã đẩy giá hóa lên cao ngất, biến nó thành một công cụ tài chính đầu tư. Và người ta chấp nhận sử dụng đòn bẩy tài chính để mua hoa  du không sở hữu nó. Và sau 1 thời gian dài hoa được bán với giá cao, giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực thì cũng có sự chán ngán, không còn quan tâm nữa và hạ giá không có khả năng phục hồi nữa.

Bài học rút ra: 

+ Khủng hoảng kinh tế có thể đến từ tâm lý đám đông: Đến từ sự hiếu kỳ, sự tò mò của con người. Và chính xác hơn là nó đến từ thể diện, tạo nên tâm lý chung cho nhiều người.

+ Khủng hoảng đến từ sự đầu cơ điện loạn: Hoa tulip thời điểm đó là hàng quý hiếm, cung vượt xa cầu và dấn đến sự đầu cơ hỗn loạn, nhiều người kiếm được tiền từ nó nhưng cũng rất nhiều người mất tiền. Nhưng vấn đề là sản phẩm đầu cơ nó không mạng lại giá trị lâu dài, cũng như giá trị về mặt kinh tế.

Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 có lẽ là một trong những sự kiện có sức ảnh hưởng lớn và để lại nhiều bài học nhất cho các nước hiện nay. Nguyên nhân xuất phát của cuộc khủng hoảng này được cho là đến từ thị trường chứng khoán, Khi giá chứng khoán tăng gấp 4 lần chỉ trong thời gian ngắn, tạo ra bóng bóng trên thị trường.

Bai-hoc-tu-khung-hoang-kinh-te
Bài học rút ra từ khủng hoảng kinh tế

Bài học rút ra: 

+ Thị trường tài chính, ngân hàng có sự liên hệ mật thiết với nhau, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực khác bao gồm kinh tế, xã hội và chính trị.

+ Chỉnh phủ các nước nên can thiệp sớm nhất khi thị trường tài chính có khả năng xuất hiện bong bóng, có sự điều chỉnh sớm về thị trường.

 

+ Thị trường chứng khoán đột nhiên tăng mạnh, tăng liên tục mà không có điều kiện hay sự tác động tích cực nào thì có khả năng tạo bong bóng và sẽ sớm vỡ.

Bài học rút ra từ Khủng hoảng tín dụng 1772

Cuộc khủng hoảng kinh tế về mặt tín dụng năm 1772 là một trong những cuộc khủng hoảng có thể nói là để lại những bài học sâu sắc nhất cho hệ thống ngân hàng các nước. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ việc ngân hàng Anh mất khả năng thanh toán.

Tại thời điểm này ngân hàng Anh hoạt động thương mại rất lớn, cho vay tài chính là cơ sở để phát triển. Nhưng cho đến khi một đối tác lớn của họ Alexander Fordyce bỏ sang Pháp trốn nợ, để lại khoản nợ không thu hồi được khổng lồ. Và một lổ hỏng về tài chính lớn, khi người dân đổ xô rút tiền và dường như Ngân hàng mất khả năng thanh toán.

Bài học rút ra: 

+  Cần theo dõi, cân nhắc trước tất cả các hoạt động cho vay, trong đó cần đánh giá tốt về đối tượng cho vay để xem xét về việc đánh giá sự uy tín, khả năng trả nợ của các khoản vay thương mai. Đặc biệt đối với ngân hàng Nhà nước, khi cho doanh nghiệp vay cần có sự đánh giá tổng thể.

+ Một kế hoạch dự phòng cho trường hợp các ngân hàng không đủ khả năng thanh toán luôn phải được thiết lập, để có thể tranh được tình trạng rút tiền ồ ạt khi ngân hàng không đủ khả năng thanh toán.

+ Chỉnh Phủ cần có sự hỗ trợ, can thiệp sớm để ổn định tâm lý đám đông, có các chính sách về tiền tệ hợp lý khi các ngân hàng không đủ khả năng thanh toán.

+ Cần có hệ thống báo động, cũng như kênh truyền thông khi khủng hoảng xảy ra.

Bài học rút ta từ khủng hoảng dầu mỏ năm 1973

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1873 là một trong những khủng hoảng lớn của ngành năng lượng, tuy Việt Nam không phải là nước chủ trì về năng lượng, không đóng góp nhiều nhưng chúng ta có rất nhiều bài học trong cuộc khủng hoảng này được diễn ra.

Cach-xu-ly-khung-hoang-kin-te
Bài học xử lý khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng dầu mỏ diễn ra bắt nguồn từ nguyên nhân lệnh cấm vận dầu mỏ sang Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ của các nước thành viên OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ). Và từ việc ngưng sản xuất và cung cấp khiến giá hàng hóa tăng cao, tăng tỷ lệ lạm phát đến mức cao nhất.  Và cuộc sống của người dân khó khăn hơn, giá cả leo thang.

 Bài học rút ra từ khủng hoảng: 

+ Năng lượng, dầu mỏ là một lĩnh vực nhạy cảm nó có sức ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển chung của toàn thế giới, nó là cơ sở để vận hành và bình ổn giá các loại hàng hóa.

+ Các nước đều phải có quỹ dự trữ, có khả năng dữ trữ năng lượng

+ Cần có quỹ, ban ngành bình ổn giá cả năng lượng trong nước, điều chỉnh và cung cấp mức giá hợp lý nhất và đặc biệt cần có sự trợ giá từ chính Phủ để có thể bình ổn giá nhanh và tốt nhất.

+  Tập trung đầu tư vào các nguồn năng lượng mới thay thế như hạt nhanh, điện, gió, mặt trời  không nên chỉ tập trung vào nguồn năng lượng dầu mỏ.

+ Các nước cần phải tự chủ về mặt năng lượng, không nên để rơi vào thế bị động trong trường hợp xảy ra các tranh chấp, mâu thuẫn. Và trong đó cũng thể hiện qua chính sách đối ngoại của các nước đối với các sự kiện tranh chấp quốc tế.

Bài học rút ra từ khủng hoảng tài chính Châu Á – 1997

Có lẻ bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng kinh tế chúng ta không thể bò qua cuộc khủng hoảng Châu Á 1997, bởi nó rất gần với chúng ta và có sự tác động mạnh đến tình hình kinh tế Việt Nam thời điểm đó.

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á được bắt đầu từ Thái Lan, sau  đó lan dần sang các nước khác chỉ trong thời gian ngắn. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng là đến từ các chính tài khoản, từ việc thâm hụt tài khoản vãng lai, từ sự thổi phồng thị trường chứng khoán và đặc biệt là đến từ các quy định liên quan đến tỷ giá hối đoái với đồng USD.

 Bài học rút ra từ khủng hoảng: 

+ Giữ ít nợ hơn bằng ngoại tệ, chúng ta không nên giữ nợ bằng ngoại tệ mà hãy giữ nợ bằng tiền của mình. Bởi giữ nợ bằng ngoại tệ, nếu như ngoại tệ đó tăng giá, tạo chênh lệch với đồng tiền trong nước nó sẽ có 1 khoản chênh lệch khổng lồ.

+ Tỷ giá hối đoái không giữ chính sách cổ định mà cần phải linh hoạt

+ Có kế hoạch, chính sách dự trữ ngoại hối hợp lý và nằm trong sự tính toán

+  Không để thâm hụt tài khoản vãng lai

+ Giám sát ngân hàng cần phải phối hợp với các chính sách giám sát quốc gia

Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng nợ quốc tế năm 1982- 1989

Nợ công sẽ là một trong những cuộc khủng hoảng đáng phải rút ra các bài học khác nhau, bởi đây là vấn đề mà tất cả các nước đều đang tồn động. Và làm thế nào để lịch sử không lặp lại ở quốc gia của mình, thì chúng ta cần nhìn lại cuộc khủng hoảng nợ quốc tế năm 1989.

 Nhung-bai-hoc-rut-ra-tu-khung-hoang-kinh-te
Những bài học rút ra từ khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam

Cuộc khủng hoảng nợ diễn ra ở các quốc gia Mỹ Latinh những năm 1970 và 1980, đây được xem là một trong những khủng hoảng thảm họa bởi nó diễn ra liên tục và hầu hết các nước lớn, trong khi đó đều là những nước phát triển. Bắt đầu từ Mexico (1982), sau đo dần sang các nước khác Argentina, Bolivia…

Bài học rút ra từ khủng hoảng: 

+ Vay đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa cần có chính sách, có kế hoạch phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của mỗi nước, không nên tạo ra các dự án ảo không thực tế, không có tính ứng dụng.

+ Tận dụng tất cả các tài nguyên, nguyên liệu trong nước, không tập trung và dựa dẫm vào việc nhập nguyên liệu, máy móc thiết bị từ nước ngoài.

+ Cân nhắc và xem xét về các khoản nợ nước ngoài, không nên chọn giải pháp vay nợ không có kế hoạch, đánh giá tình hình nợ mỗi năm, và tính toán các khoản nợ ưu tiên trước.

Bài học từ khủng hoảng tài chính 2008

Có lẻ bài học rút ra cho Việt Nam cũng như nhiều nước nhất cho đến thời điểm này là cuộc khủng hoảng tài chính 2008.  Nó được đánh giá là cuộc khủng hoảng kinh tế có sự ảnh hưởng dài nhất trong lịch sử  từ Đại Khủng hoảng thập niên 1930.

Bắt nguồn từ Sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, nó được bắt đầu tư Mỹ từ việc tăng giá nhà vào cuối thập niên 1990, một phần tiếp sức từ lãi suất thấp quá thấp trong thời gian quá dài sau suy thoái 2001.  Hậu quả của cuộc khủng hoảng này tác động đến hầu hết tất cả các nước.

Bài học rút ra từ khủng hoảng: 

+ Mức nợ cao, khả năng trả nợ của người đi vay không chắc chắn và kỳ vọng giá nhà ở sẽ luôn tăng (cùng với các yếu tố khác) đã tạo ra một mức thoải mái đã bị sai lầm.

+ Sử dụng các chính sách “bảo hiểm” như hoán đổi nợ tín dụng không dẫn đến đa dạng hóa rủi ro.

+ Sự can thiệp của Chính Phủ, Nhà nước vào các cuộc khủng hoảng kinh tế, các khía cạnh về thị trường tài chính là cần thiết để sớm dập tắt những dấu hiệu của khủng hoảng, nhưng can thiệp có nguyên tắc.

+ Cần có các dự báo, thông tin và cảnh báo về  sự an toàn của hệ thống tài chính – ngân hàng, nó giữ vai trò quan trọng để ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường tài chính của một đất nước.

Bai-hoc-khung-hoang
Các bài học từ khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam

+ Dù là 1 đất nước lớn, giàu có như thế nào cũng phải tuân thủ về luật chơi, luật kinh tế thị trường. Nếu vi phạm không được sự dung túng của Nhà nước, Chính phủ.

Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Châu Âu – 2010

Châu Âu được biết đến là nơi tập trung các nước lớn, có nền kinh tế phát triển ổn định trên toàn cầu. Tuy nhiên vào năm 2010 nhiều nước ở khu vực này rơi vào khủng hoảng nợ công nghiêm trọng.  Và cuộc khủng hoảng của đồng EURO diễn ra từ năm 2009, và những nước có khủng hoảng nghiêm trọng nhất bao gồm Hy Lạp  Ireland ,m Bồ Đào Nha,  và Síp, Bồ Đào Nha, Ai-len, I-ta-li-a, Hy Lạp và Tây Ban Nha…

Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng đến từ việc các nước gia tăng nợ công, sau đó dẫn đến sự mất cân bằng, tạo lỗ hổng bảng cân đối kế toán công và tư với sự mất cân bằng tài khoản vãng lai.

 Bài học rút ra từ khủng hoảng: 

+ Không nên quá phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài: Muốn lâu dài, muốn chủ động trong phát triển thì nên tập trung vào phát triển nội tại không nên quá phụ thuộc và làm dụng các khoản vay nợ nước ngoài.

+ Quản lý, sử dụng các khoản vay nợ nước ngoài đúng mục đích, đúng kế hoạch và vào các dự án khả thi có tiềm năng và tính thực tế lâu dài cho đất nước.

+ Đánh giá và xem xét các khoản nợ công hàng năm: Mỗi năm đều phải đánh giá về nợ công, xem các khoản nợ có có được sử dụng hợp lý hay có vấn đề gì.

Tổng hợp 17 bài học rút ra từ khủng hoảng kinh tế từ toàn cầu đến Việt Nam

Và từ những cuộc khủng hoảng kinh tế trên thì chúng ta có thể nhìn ra được rất nhiều bài học cho Việt Nam. Và nhìn nhận, rút ra các bài học sẽ giúp Việt Nam sớm nhận ra các tín hiệu, dấu hiệu cho cuộc khủng hoảng. Và có những biện pháp khắc phục nhanh chóng, tránh bước vào sai lầm của các nước trên thế giới, phản ứng kịp thời để ứng phó.

Dưới đây sẽ tổng hợp lại 17 bài học rút ra từ khủng hoảng kinh tế từ toàn cầu đến Việt Nam:

  1. Sự khủng hoảng kinh tế có thể đến từ bất  kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào.
  2. Khủng hoảng kinh tế thường bắt đầu từ những tín hiệu từ thị trường tài chính, ngân hàng và bất động sản
  3. Bất động sản tăng giá, bóng bóng bất động sản thường là ngòi nổ cho khủng hoảng kinh tế. Vậy nên cần có những chính sách, quy định chặt chẽ và kiểm soát bình ổn thị trường từ cơ quả Chính Phủ, Nhà Nước.
  4. Chính Phủ, Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc dự báo, kiếm soát và khắc phục tình hình khủng hoảng kinh tế.
  5. Các chính sách khắc phục, cải thiện tình hình khủng hoảng của Chính Phủ cần được đưa ra sớm và đúng. Bởi nếu sai thời điểm, quá muộn sẽ khó kiểm soát được tình hình chung và thậm chí làm nặng thêm tình hình suy thoái, khủng hoảng.
  6. Các dấu hiệu về cuộc khủng hoảng được báo hiệu khá sớm, vậy nên Nhà nước cần có sự nhạy bén và kiểm soát chặn đầu trước khi nó trở nên bùng nổ hơn.
  7. Việc cân bằng tài chính, quản lý các khoản nợ công, kiểm soát khoản vay nước ngoài cũng là cách để tránh được các cuộc khủng hoảng về nợ công.
  8. Cần quản lý, thắt chặt các hoạt động cho vay của Ngân hàng, các hoạt động của Ngân hàng tránh vấn đề ngân hàng vỡ  nợ, ngân hàng trốn nợ…
  9. Giải quyết ngay khi có tín hiệu của bong bóng thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán. Đây là 1 nguyên nhân dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
  10.  Cần có chính sách về dự trữ ngoại hối linh hoạt, không duy trì chính sách tỷ giá ngoại hối cố đình mà cần có sự linh hoạt.
  11. Cần xử lý nghiêm các các ngân hàng, cá nhân, doanh nghiệp thao túng thị trường về mọi mặt, đặc biệt thị trường chứng khoán, ngân hàng, bất động sản.
  12. Thận trọng trước các dự báo, nếu không có dự báo thì không vấn đề gì nhưng nếu các chuyên  gia, các tín hiệu đã được cung cấp với sức thuyết phục cao thì cần phải xem xét và thận trọng để xây dựng kế hoạch phản ứng kịp thời.
  13. Khủng hoảng không phải là thứ tồi tệ, trong khủng hoảng vẫn có rất nhiều người kiếm được tiền và cơ hội cho mình để đầu tư.
  14. Cần có sự chuẩn bị về mọi mặt khi khủng hoảng xảy ra, có kịch bản cho sự tồi tệ nhất. Cần bình tĩnh, sáng suốt để đưa ra các quyết định.
  15. Mọi thứ có thể xảy ra, điều gì cũng có thể xảy ra tại thời điểm không ai ngờ đến, vậy nên đầu tư sẽ luôn đi kèm rủi ro.
  16. Đầu cơ quá đà cũng được xem là nguyên nhân khủng hoảng kinh tế, nên hãy kiểm soát đầu cơ tốt.
  17.  Xử lý khủng hoảng kinh tế hoàn toàn dựa vào các chính sách của Nhà nước, Chỉnh Phủ mỗi cá nhân không đủ năng lực xử lý mà chỉ có thể xuôi theo và ứng phó.

Trên đây là 17 bài học rút ra từ khủng hoảng kinh tế được chúng tôi rút ra từ thực tế, những thông tin này chỉ mang tính chất để mọi người tham khảo thêm. Từ góc độ nhìn nhận mỗi cá nhân vào các cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ có sự khác biệt, nên để có những bài học tốt nhất mọi người nên tìm hiểu sâu hơn về các cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử.

Tìm kiếm liên quan: 

  1.  Khủng hoảng kinh tế nên đầu tư gì? 
  2. Top 10 Quỹ đầu tư lớn nhất và uy tín nhất thế giới, quốc tế
  3. 12 Xu Hướng Đầu Tư – Kinh Doanh mới nhất

Post Comment