Wednesday, 8 May 2024
Kinh Tế Tiền Tệ

Các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong lịch sử từ trước đến nay 2024

Các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong lịch sử như : Cuộc khủng hoảng Hoa Tulip, khủng hoảng giá dầu năm 1973, Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, khủng hoảng tài chính 2008… là những sự kiện lớn có sức tàn phá nền kinh tế toàn cầu khủng khiếp. Và để thấy được sự tác động của khủng hoảng kinh tế như thế nào, ngay dưới đây cùng Infofinance tìm hiểu chi tiết hơn.

 Cuộc khủng hoảng Châu Âu  – 2010

Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu vào năm 2010 cũng được xem là một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong lịch sử.  Nó bắt đầu diễn ra vào nữa năm 2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm PIIGS  gồm các nước như Bồ Đào Nha, Ai-len, I-ta-li-a, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Trong đó bắt đầu với Hy Lạp.

Các quốc gia khủng hoảng trong khu vực đồng euro là Hy Lạp (201, 2012), Ireland (2010), Bồ Đào Nha (2011) và Síp (2013) đối mặt với các vấn đề về lỗ hổng bảng cân đối kế toán công và tư với sự mất cân bằng tài khoản vãng lai lớn trong Khu vực đồng Euro.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng này cực kỳ nghiệm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng, người vô gia cư xếp hàng dài trên phố, người nghỉ hưu thì tự tử, người đau ốm không mua được thuốc, cửa hàng đóng cửa không có hàng hóa bán. Một thảm cảnh ở Hy Lạp cho thấy khủng hoảng nợ công của Châu Âu thảm họa như thế nào.

Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 ở Mỹ

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong lịch sử gần đây nhất phải kể đến cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2007 – 2008,  nó bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng giá rẻ, và nó đã được cảnh báo nhưng không một ai quan tâm. Và sự thật khi diễn ra đã trở thành cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 8 thập kỷ qua.

Nguyên nhân khủng hoảng: 

Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2007 bắt đầu với tín dụng rẻ và các tiêu chuẩn cho vay lỏng lẻo dẫn đến  đã làm bùng phát bong bóng nhà đất, cuối cùng là bong bóng vỡ, các khoản đầu tư của ngân hàng không còn giá trị.

 Khung-hoang-kinh-te-2008
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008

Diễn biến: 

Và tiến hành khủng hoảng diễn ra bắt đầu tư  năm 2007:

+ Giá nhà bắt đầu giảm vào những năm 2006

+ Đầu năm 2007 thì các công ty cho vay dưới tiêu chuẩn bắt đầu danh phá sản

+ 6 năm 2007 thì 2 quỹ đầu cơ lớn Bear Stearns  và BNP Paribas thất bại

+ 8/2007 thì các khoản đầu tư lớn cho vay dưới chuẩn khủng hoảng, đóng băng thị trường cho vay toàn cầu

+ 9 /2007, Lehman Brothers  phá sản dẫn đến một cuộc khủng hoảng diện rộng, bong bóng nhà đất vỡ, các khoản đầu tư lớn vào thị trường bất động sản xem như vô giá trị. Tạo nên một khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn diện ở Mỹ. Sau đó lan dần ra tất cả các nước trên thế giới.

Hậu quả: 

Với cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng:

+  Gói hỗ trợ của  Phố Wall được thông qua: Chính phủ Mỹ đã phải mua lại cổ phiếu ngân hàng và các dây chuyền tài chính cho Fannie Mae và Freddie Mac.

+ Thị trường chứng khoán Mỹ chạm đáy vào tháng 3/2009.

+ Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10% và hơn 3,8 triệu người Mỹ mất nhà cửa vì bị tịch thu nhà.

+ Không chỉ Mỹ phải chịu tổn thất mà các nước đều chịu ảnh hưởng. Trong đó có Hy Lạp vỡ nợ quốc tế. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phải chịu mức độ thất nghiệp nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Top 10 Quỹ đầu tư lớn nhất và uy tín nhất thế giới

Khủng hoảng châu Á 1997

Năm 1997, năm chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới và nó tập trung vào các nước ở khu vực ở Châu Á. Nó bắt nguồn từ việc giá trị tài sản và thị trường chứng khoán bị thổi phồng, quy định kém thận trọng, thiếu sự giám sát và tỷ giá hối đoái cố định với đồng đô la Mỹ.

Cuộc khủng hoảng Châu Á bắt đầu ở Thái Lan, và đây cũng là đất nước nhận hậu quả nặng nề nhất trong sự kiện này.  Khủng hoảng ở Thái Lan bắt đầu tư việc thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan và lãi suất đối với các nghĩa vụ đối ngoại đã vượt quá 4% GDP của đất nước này. Nhưng trong khi đó Thái Lan lại duy trì tỷ giá hối đối cố định đối với đồng đô la Mỹ.

 Khung-hoang-kinh-te
Các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất thế giới

Trong khi đó đồng đô la so với đồng Yên Nhật lại chênh lệch lớn,  sự thay đổi đó nó góp phần gây ra sự khủng hoảng, bởi các nhà đầu tư họ sẽ bán đồng Bath Thái, số lượng bán lớn cuối cùng đồng tiền này sụp đổ.

Tại thời điểm đó ở Indonesia và Hàn Quốc cùng dấy lên những lo ngại về thâm hụt tài khoản vãng lai.  Và hầu như đồng tiền các nước ở Châu Á có sự giảm mạnh, thâm hụt lớn so với đồng đô la Mỹ. Và dần dẫn đến khủng hoảng ở các nước. Vậy nên cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 được xem là sự kiện khiến cho hầu hết các nước có nền kinh tế lớn đều ảnh hưởng.

Cuộc khủng hoảng nợ quốc tế năm 1982- 1989

Cuộc khủng hoảng nợ quốc tế bắt đầu vào ngày 20/8/ 1982, và nguồn gốc của cuộc khủng hoảng kinh tế này diễn ra đó là từ việc Mexico không thể trả khoản vay, và nó khiến cho hơn 20 quốc gia bị nhấn chìm bởi khoản nợ đã cho vay.

Giai đoạn 1970- 1980  thì chính sách thu hẹp tiền tệ của Mỹ dẫn đến việc đồng đô la Mỹ tăng giá liên tục trong thời gian dài, và việc  trả nợ bằng đồng đô la Mỹ trở nên khó khăn hơn cho các nước Đông Âu và Mỹ Latinh.  Và nó ảnh hưởng hầu hết tất cả các nước, trong cuộc khủng hoảng kinh tế này thì có hơn 20 nước phải khốn đốn, trong đó có Ba Lan, Romania và Hungary là chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cuộc khủng hoảng nợ quốc tế này được lắng xuống vào năm 1983 và đến 1889 thì mới có sự  chuyển biến nhờ vào các chiến lược của  Cơ quan Quốc tế – Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Khủng hoảng  dầu mỏ năm 1973 

Trong các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì theo Infofinance.vn thì cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 là một trong những sự kiện có sức ảnh hưởng nhất. Nếu bạn có tìm hiểu về khủng hoảng dầu mỏ thì sẽ biết có rất nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra như Khủng hoảng dầu năm 1980, cuộc khủng hoảng năm 1990, 2001… tùy nhiên đối với mọi sự khởi nguồn phải đến từ cuộc khủng hoảng năm 1973.

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu tư  tháng 10/1973, nó bắt nguồn từ việc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC)  xuất khẩu dầu mỏ ban hành lệnh cấm vận sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur và cụ thể là ngưng cung cấp dầu cho Mỹ, Nhật và Tây Âu.

Và khi lệnh  này được công bố khiến cho giá dầu thế giới tăng cao, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.  Và biểu hiện cho cuộc khủng hoảng đó là hàng dài xe, cá nhân xếp hạng mua xăng dầu trước các cửa hàng nhưng vẫn không có.   Và tại thời điểm đó Chỉ số FT30 của Sở giao dịch chứng khoán London giảm 73%, khiến cho thị trường chứng khoán Mỹ trở nên tồi tệ hơn.

Suy thoái, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 9% ở Mỹ tại thời điểm đó, nó kéo dài và gia tăng trên diện rộng cho đến 1975 thì tình hình kinh tế của Mỹ cơ bản mới được khởi sắc trở lại.

 Tìm hiểu thêm: Top 10 Đất nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới

Khủng hoảng tín dụng 1772

Một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế – Khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất lịch sử thế giới phải kể đến cuộc khủng hoảng tín dụng vào năm 1772.  Nó diễn ra bắt đầu tư việc các ngân hàng của Anh dường như mất khả năng thanh toán.  Tại thời điểm 1760 – 1770 thì Anh cực kỳ phát triển, đặc biệt các ngân hàng mở rộng hoạt động thương mai, cho vay và kiếm được nhiều tiền.

khung-hoang-tai-chinh
Khủng hoảng tài chính trên thế giới

Nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi Alexander Fordyce – Đối tác lớn của ngân hàng Anh bỏ sang Pháp để trốn nợ, để lại cho ngân hàng Anh 1 khoản nợ khổng lồ không thu hồi lại được. Và hệ thống ngân hàng dường như sụp đổ, khi người dân đổ xô rút tiền, nhưng ngân hàng lại không đủ khả năng trả nợ. Như vậy cả ngân hàng lẫn người dân đều bị thua lỗ nghiêm trọng khi không thể đòi được nợ.

Quả bom nhà đất Florida – 1926

Những sự sụp đổ của thị trường bất động sản luôn là căn nguyên cho các cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu. Và một trong những cuộc khủng hoảng nhà đất  nổi tiếng khiến cho nền kinh tế khủng hoảng đó là Bong bóng nhà đất Florida (1926).

Vào những năm 1920 thì Florida của Mỹ được biết đến là mảnh đất với tiềm năng triển vọng lớn, nó được biết đến là nơi được nhiều người đến để sinh sống vì thời tiết không lạnh. Và số lượng người dân tăng lên, nhu cầu tăng nên cái gì cũng tăng và tất nhiên đất đai sẽ là thứ tăng đầu tiên, nếu nó tăng trong khuôn khổ thì không nói, nhưng tăng một cách đột biết tạo nên một bong bóng lớn ở đây.

Và việc rất nhiều người đầu cơ đất ở Folorida, khiến giá đất tăng lên không ngừng. Và đến thời điểm 1626 thì những nhà đầu cơ bắt đầu chốt lời, và sau đó giá bắt đầu giảm liên tục và nhanh. Cuối cùng bong bóng vỡ. Và kéo theo  sự sụp đổ của thị trường Chứng khoán  năm 1929 và Đại suy thoái kéo dài.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 được đánh giá là một trong các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới  có sức ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu.  Và bắt nguồn từ việc các nước tư bản, nước giàu chạy đua sản xuất hàng hóa  lớn, dẫn đến cung vượt cầu.

Và một khi số lượng hàng hóa sản xuất quá lớn, trong khi nhu cầu lại ít dẫn đến sự tồn động hàng hóa. Và khi hàng hóa dư thừa thì đồng tiền như  mất giá. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ Mỹ, sau đó lan sang các nước khác. Khi các doanh nghiệp không bán được hàng, họ không có tiền trả nhân công, không có tiền trả nguyên liệu và nhưng khâu khác, họ ngừng sản xuất dẫn đến thất nghiệp.

Nền công nghiệp của 1 đất nước bị ngưng trệ, thì tất cả các lĩnh vực khác sẽ theo đó mà suy thoái. Vậy nên từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 có thể thấy sự tham lam của các nước tư bản cũng là nguyên nhân khiến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng hoa Tulip – Tulip Mania 1636-1637

Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên trên thế giới, đây là cuộc khủng hoảng ấn tượng nhất mà bạn có thể tìm hiểu được, bởi nó là đánh dấu cho sự đầu tiên. Với cái tên là Tulip Mania  hay còn gọi là Bong bóng thị trường bóng đèn hoa tulip Hà Lan, một trong những cuộc khủng hoảng tài chính nổi tiếng trên thế giới.

Cuộc khủng hoảng hoa Tulip Hà Lan bắt đầu tư những năm 1600 ở Hà Lan  nguyên nhân từ sự đầu cơ đẩy giá trị của củ hoa tulip lên mức cực đoan, cụ thể củ hoa tulip hiếm nhất được giao dịch với giá cao gấp sáu lần mức lương hàng năm của một người bình thường. Và loài hoa này trở thành một trong những biểu tượng của sự xa xỉ, chỉ có vườn hoa của những người giàu mới xuất hiện.

Và từ giá đắt đó đó nó làm giàu cho giới thương nhân, công nhân và người trồng bắt đầu đầu tư vào nó để có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Sẽ không có vấn đề gì xảy ra, nếu như con người không xem nó như là kênh đầu tư, người Hà Lan và một số thương nhân bắt đầu mua hoa tulip bằng đòn bẩy, sử dụng các hợp đồng phái sinh ký quỹ để mua nhiều hơn mức họ có thể chi trả.

Nhưng khi bong bóng hoa vỡ, vào năm 1637 giá hoa đi xuống và giảm mạnh và không bao giờ phục hồi. Và đó chính là thời điểm mọi thứ vỡ mọng, người đầu tư thua lỗ nặng, người trồng hoa thì bỏ bao công sức, tiền bạc nhưng giá thấp. Vậy nên cuộc khủng hoảng xuất hiện ở Hà Lan.

 Trên đây là tổng hợp các cuộc khủng hoảng kinh tế  thế giới trong lịch sử mà mọi người nên thử tìm hiểu qua. Từ những cuộc khủng hoảng kinh tế trên để có thể xem xét, đánh giá tình hình chung của nền kinh tế,  từ đó có những định hướng đầu tư  đúng đắn hơn, cũng như sắp xếp các kế hoạch tài chính của bản thân phù hợp hơn.

Tìm kiếm liên quan: 

  1. Suy thoái kinh tế nên đầu tư gì?
  2. Tại sao FED tăng lãi suất? Mục đích để làm gì?
  3. Lạm Phát Có Nên Mua Vàng Hay Đầu Tư BitCoin Trong Thời Điểm Nay

Post Comment