Sunday, 5 May 2024
Kinh Tế

Các ngành kinh tế biển phổ biến ở Việt Nam hiện nay

Trong những thập kỷ gần đây, ngành kinh tế biển ngày càng phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Có thể thấy, việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng, cũng như giá vận chuyển phải chi trả cũng không quá cao. Điều đó cho thấy Việt Nam đang làm tốt và chú trọng hơn đối với ngành kinh tế biển. Và chúng được khai thác đa dạng hơn trong các khía cạnh như khai thác, nuôi trồng thủy sản kinh tế hàng hải, dịch vụ và du lịch biển. Song song đó là khai thác dầu khí; xuất, nhập khẩu dầu,…

Tiềm năng phát triển kinh tế biển

Việt Nam với lợi thế nằm ở vùng biển Đông, có diện tích rộng gấp 3 lần diện tích đất liền và đường bờ biển dài hơn 3.260 km. Điều này giúp các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển hay các nguồn lực từ biển có tiềm năng phát triển rộng mở.

Bên cạnh đó, vùng biển tạo khả năng lợi thế về nông thủy sản. Những sản phẩm có giá trị kinh tế cao có thể kể đến như tôm hùm, rong tảo, các loại cá biển,… Không chỉ tạo ra nguồn cung cấp thực phẩm lớn trong nước, ngành kinh tế biển còn thúc đẩy việc xuất khẩu vươn ra các thị trường lớn và khó tính như Nhật Bản, Canada,…

Không dừng lại ở đó, vùng biển Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, với ước tính trữ lượng khoảng 3,0 – 4,5 tỷ m3 dầu quy đổi. 

Cùng mục tiêu lợi nhuận, tuy nhiên ngành kinh tế biển sẽ có sự khác biệt so với các hình thức đầu tư tài chính như cổ phiếu, CFD hay bảo hiểm,… Lĩnh vực này sinh lời thông qua các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch biển,…

Các hoạt động kinh tế phổ biến hiện nay

Khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản

Theo thống kê từ 2015 đến 2022, sản lượng thủy sản Việt Nam tăng đến 38%. Cụ thể năm 2015 đạt 6,56 triệu tấn. Trong khi đó, năm 2022 đạt đến 9,05 triệu tấn. 

Với độ phong phú về hải sản ở Việt Nam, các loài cá đã có tận 2.000 loại khác nhau và trong đó có 100 loài đạt giá trị kinh tế cao. Và con số trữ lượng cá lên tới khoảng 5 triệu tấn/năm. Điều đó cho phép ngư dân có thể đánh bắt, khai thác khoảng 2 tới 3 triệu tấn hàng năm.

Dịch vụ và du lịch biển

Việt Nam sở hữu hàng nghìn hòn đảo ven bờ. Đồng thời có nhiều bãi biển và vịnh đẹp như đảo Phú Quốc, biển Nha Trang, vịnh Hạ Long,… tạo điều kiện để phát triển du lịch biển. Mỗi địa điểm, vịnh, biển đều mang những nét đặc trưng và văn hóa khác nhau. Chúng được khai thác và tạo sự khác biệt nhằm thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước lẫn ngoài nước.

Cùng với những địa điểm du lịch biển nổi tiếng và hút khách, nhiều dịch vụ giải trí, thể thao biển cũng được khai thác. Ví dụ như chèo thuyền, lặn biển, ngắm biển bằng dù lượn, khinh khí cầu,… 

Sự thịnh vượng của du lịch biển khiến các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này tăng cao. Đồng thời thúc đẩy nhiều mặt khác của kinh tế và tạo thêm nguồn lực, việc làm lớn cho những người sinh sống tại biển, ven biển, vịnh.

Khai thác, xuất và nhập khẩu dầu

Lợi thế vùng biển, thềm lục địa lớn đem lại thuận lợi cho việc khai thác dầu. Việt Nam là một trong những nước sở hữu nguồn dầu khí lớn. Đặc biệt đứng thứ hạng 28 trên thế giới với trữ lượng lớn dầu mỏ.

Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu và triển khai nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại để khai thác lĩnh vực này. Việc phát triển ngành dầu khí đã góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Nhất là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đưa đến những thiết bị công nghệ tân tiến vào Việt Nam. Đây là bước tiến để phát triển và cạnh tranh cũng như thực hiện đầu tư vươn ra thế giới.

Tuy nhiên, đối với dầu WTI (dầu thô), Việt Nam lại có xu hướng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, dù năm 2021 đã cho xuất khẩu 3,1 triệu tấn dầu thô. Lý giải cho việc nhập khẩu cao hơn xuất khẩu này là do dầu thô có đặc tính khác nhau như dầu nhẹ, dầu nặng, dầu ngọt,… Và được sản xuất thành xăng, dầu hỏa,.. 

Ngoài ra, mỗi nhà máy lọc dầu đều áp dụng công nghệ hiện đại cho việc sản xuất dầu thô. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã thử nghiệm pha dầu thô (với tỷ lệ pha 20%) nhập từ nước ngoài với giá thấp, nhưng vẫn cho ra được chất lượng đảm bảo.

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu giá sẽ có phần không cao bằng việc mua dầu thô từ nguồn trong nước. Vì thế, việc dầu thô được nhập khẩu để đưa vào chế biến có tỷ lệ cao hơn.

Lời kết

Trên đây là chia sẻ về những ngành, hoạt động kinh tế đang được quan tâm và phổ biến ở Việt Nam. Các ngành có liên quan trực tiếp đến biển như khai thác dầu, nuôi trồng và chế biến nông sản, du lịch, vận chuyển… đã góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cho kinh tế biển và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Post Comment