Friday, 26 Apr 2024
DigiFin Thị trường tiền tệ

Vỡ nợ là gì? Xảy ra khi nào? Các quốc gia vỡ nợ trên thế giới

Vỡ nợ – Một trong những cụm từ nghe đến là ai cũng sợ hãi. Gia đình vỡ nợ, công ty vỡ nợ, thâm chí là quốc gia vỡ nợ là những gì khiến cho chúng ta luôn lo lắng, nghĩ đến những gì tiêu cực nhất. Vậy vỡ nợ là gì, nó xảy ra khi nào và hiện nay có những quốc gia nào vỡ nợ trên thế giới, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong chia sẻ sau của Infofinance.

Vỡ nợ là gì?

Vỡ nợ trong tiếng Anh là Default được hiểu chính xác là không đủ khả năng và không thể nào trả được khoản nợ gồm gốc và lãi đối với khoản vay hay chứng khoán đúng thời hạn.

Trong cuộc sống hàng ngày thì đây là cụm từ khá quen thuộc, bởi nó khá dễ hiểu như gia đình vỡ nợ, nghĩa là gia đình bạn không đủ khả năng để trả được số nợ hiện tại mà mình đang nợ của ngân hảng hay của ai đó.

Hay là công ty vỡ nợ, có nghĩa là công ty không đủ khả năng và không thể nào thực hiện được nghĩa vị trả nợ theo đúng thời gian đã quy định.

 Quốc gia vỡ nợ là gì?

Và lớn hơn đó chính là quốc gia vỡ nợ, nghĩa là một đất nước  vỡ nợ là khi chính phủ không đủ khả năng để trả các khoản nợ vay đã thực hiện trước đó, cụ thể các khoản vay từ nước ngoài đúng thời hạn theo quy định trong hợp đồng vay.

Cũng có thể hiểu quốc giá vỡ nợ đơn giản như trái phiếu chính phủ vỡ nợ. Trái phiếu là hình thức huy động vốn của 1 đất nước, nợ cá nhân và các tổ chức nắm giữ trái phiếu và đến thời hạn thanh toán thì không đủ tài chính chi trả.

Vỡ nợ xảy ra khi nào?

Có rất nhiều trường hợp xảy ra, nó không có một quy định cụ thể nào. Nhưng chung quy lại vỡ nợ xảy ra khi bản thân cá nhân, tổ chức hay 1 đất nước không đủ khả năng tài chính chi trả khoản nợ bao gồm tiền gốc và tiên lãi theo quy định.

Vo-no
Khi nào thì xảy ra vỡ nợ

Tuy nhiên, tùy vào các khoản vay sẽ có sự khác biệt về thời điểm vỡ nợ.

Một quốc gia vỡ nợ khi nào?

Một đất nước vỡ nợ khi đất nước đó sẽ không có khả năng chi trả các khoản nợ của mình bao gồm nợ vay nước ngoài, nợ trái phiếu. Chỉnh phủ cac nước thường phát hành trái phiếu để huy động vốn cá nhân, tổ chức để thực hiện các dự án của mình.

Và khi các dự án không mang lại lợi nhuận, không hiệu quả hay có sự cố và khi đó tất nhiên Chính phủ sẽ không có tiền thu về, cuối cùng nợ trái phiếu, không có khả năng chi trả trái phiếu cho người mua. Hoặc có thể là các khoản vay từ nước ngoài, đến kỳ hạn thanh toán nhưng không đủ khả năng thanh toán sẽ vỡ nợ.

Vỡ nợ đối với khoản vay không thế chấp

Các khoản vay không thế chấp, đó chính là vay không tài sản đảm bảo. Thì với khoản vay này các chủ nợ thường phải lường trước, tính toán được khả năng thu hồi vốn của mình. Tỷ lệ vỡ nợ  này thường đến như nợ thẻ tín dụng, nợ mua sắm tiêu dùng…

Và nếu đối tượng vay vỡ nợ thì bên cho vay có  quyền chiếm hữu tài sản của người vay thông qua hình thức đòi quyền pháp lý.

Vỡ nợ đối với khoản vay thế chấp

Vỡ nợ thế chấp sẽ khác với vỡ nợ không thế chấp. Bởi khi vỡ nợ thế chấp sẽ có tài sản thế chấp dùng để bù vào khoản nợ đó.

Ví dụ, bạn dùng căn nhà của mình để thế chấp vay 50 tỷ chẳng hạn, đến hạn thanh toán thì bạn không đủ khả năng, gia hạn cuối cùng cũng không thể trả. Thì căn nhà đó sẽ thuộc về bên cho vay, họ sẽ bán hoặc đấu giá để thu hồi vốn của mình.

Phân biệt vỡ nợ và phá sản

Nhiều người sẽ cho rằng vỡ nợ chính là phá sản, hay phá sản là vỡ nợ. Nhưng không, đây là 2 cấp độ hoàn toàn khác nhau mà bạn nên phân biệt được.

Đặc điểm vỡ nợ 

+ Không đủ khả năng thanh toán khoản nợ vào thời điểm hiện tại

+ Đến kỳ hạn thanh toán nợ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ

+ Áp dụng dành chung cho cá nhân, tổ chức hay 1 quốc gia

+ Có thể tái cấu trúc để nhanh chóng kiếm được tiền trả nợ, hoặc sử dụng các biện pháp khác để huy động vốn trả nợ.

Vo-no-la-gi
Đặc điểm vỡ nợ

Phá sản được hiểu là cấp độ cuối cùng của vỡ  nợ, mất hoàn toàn khả năng thanh toán khoản nợ, có nghĩa không còn 1 tài sản nào nữa để có thể bán đi và thanh toán cho bên vay. Về cơ bản có nghĩa là bên nợ không còn tài sản nào, nguồn tiền hết sạch không còn gì để có thể trả được nợ đó nữa.

Các quốc gia vỡ nợ trên thế giới

Để hiểu rõ hơn về 1 đất nước vỡ nợ như thế nào thì bạn có thể tìm hiểu thông qua các quốc gia sau.

Sri Lanka vỡ nợ

Mới đây có thông tin đưa ra đó là Sri Lanka vỡ nợ. Cụ thể là vào ngày 12/4/2022 thì đất nước này tuyên bố vỡ nợ vì không trả được khoản nợ nước ngoài lên tới 51 tỷ USD.  Nước này hiện đang vỡ nợ mềm, có nghĩa vẫn đang chờ đợi các gói hỗ trợ hoặc tái cấu trúc. Và vẫn chưa xảy ra tình trạng vỡ nợ cứng – Mất hoàn toàn khả năng thanh toán nợ.

Nguyên nhân vỡ nợ của đất nước này đó chính là đến từ khoản nợ  51 tỷ USD, trong năm 2022 phải trả 4 tỷ USD nợ nước ngoài. Nhưng nguồn dự trữ ngoại hối chỉ còn 1,93 tỷ USD mà thôi. Và chủ nợ lớn nhất của Sri Lanka đó chính là Nhật Bản và Trung Quốc.

Nguyên nhân vỡ nợ đến từ việc sử dụng và quản lý vốn vay không hợp lý:

+ Tập trung cho du lịch – nguồn thu lớn nhất của nước này: Trong khi đó 2 năm qua dịch bệnh không có thu vào.

+ Cắt giảm thuế và chi tiêu của chính phủ ở mức cao

Nicaragua

Vào cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu 2008  thì Nicaragua đã đối mặt với khủng hoảng nợ, vào thời điểm đó quốc giá này cũng đã tuyên bố vỡ nợ đối với một số khoản vay của Chính Phủ.

Ecuador

Ecuador đã thực hiện 1 khoản 19 tỷ USD của Trung Quốc để thực hiện xây  đập Coca Codo Sinclair, cầu và đường cao tốc … và cũng hướng đến thu về khoản lợi lớn từ các dự án này. Tuy nhiên, sau 2 năm hoạt động thì đập đã có sự cố không vận hành theo kế hoạch được.

Quoc-gia-vo-no
Nước nào tuyên bố vỡ nợ

Và chính vì vậy nước này vỡ nợ, để giải quyết vấn đề này thì Trung Quốc giữ 80% loại hàng xuất khẩu giá trị nhất của nước này, cụ thể mua lại với giá dầu cực thấp, kèm theo đó là nhiều yêu cầu khác. Nhưng sau đó Mỹ đã giải cứu Ecuador trước khoản nợ đó kèm điều kiện loại các tập đoàn Trung Quốc khỏi mạng viễn thông.

Hy Lạp

Hy Lạp là nước phải nói là có nhiều lần vỡ nợ nhất trên thế giới cho đến hiện tại:

+ 2001 vỡ nợ:  Nợ Quỹ tiền quốc tế (IMF) với lý do kỹ thuật là Zimbabwe

+ Đến năm 2015, thì Hy Lạp nợ  IMF 39 tỷ USD, và IMF nhiều lần gia hạn để Hy Lạp trả nợ.

Về cơ bản thì chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp đó chính là quỹ IMF, họ đã có rất nhiều lần trả nợ không đúng hạn, nhưng vẫn được gia hạn nên có thể nói đây là nước có nhiều lần vỡ nợ trên thế giới cùng đối với 1 chủ nợ.

Argentina

Argentina là 1 trong những nước có nhiều lần vỡ nợ nhất, đến thời điểm năm 2020 thì nước này đã xảy ra tình trạng vỡ nợ lần thứ 9. Lần vỡ nợ gần đây diễn ra vào ngày 22/5/2020, cụ thể là nước này không trả nổi 500 triệu USD tiền lãi cho các khoản nợ nước ngoài.

Chủ nợ lớn của nước này đa phần là các công ty đầu tư nước ngoài, kèm với đó là nợ trái phiếu. Nguyên nhân chính là vì ảnh hưởng từ Covid 19, nhưng từ trước đó họ đã gặp  nhiều khó khăn khi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng hoảng chính trị và kinh tế, tiền mất giá, thị trường tài chính khủng hoảng.

Lebanon

Vào tháng 3/2020 thì Lenanon lần đầu tiên vỡ nợ, cụ thể vào ngày 7/3 thì đất nước này lần đầu tiên tuyên bố vỡ nợ khoản vay 1,2 tỷ USD tiền trái phiếu Châu Âu.  Cụ thể là nợ công của Lebanon lên đến 170% GDP, và đã vượt mức chịu được của đất nước này.

Và nguyên nhân vỡ nợ của đất nước này là đến từ nhiều năm qua đã khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, tình hình tài chính quốc gia thiếu thốn mọi mặt, kèm với đó là tình trạng tham nhũng dẫn đến cuộc sống lẫn kinh tế của Lebanon gặp nhiều vấn đề.

Và còn nhiều nước khác đang có nguy cơ vỡ nợ, đặc biệt trước tình hình căng thẳng như hiện tại, và các nước yếu về kinh tế có nguy cơ cao nhất.

Tại sao các quốc gia vỡ nợ

Nguyên các quốc gia vỡ nợ có thể hiểu đơn giản là vì không đủ tiền trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn. Mỗi một khoản vay khi thực hiện đều có mục đích riêng, và tất nhiên khoản vay của Chính phủ cũng vậy, vay để thực hiện các dự án, thực hiện các công trình nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia.

nguyen-nhan-vo-no
Nguyên nhân vỡ nợ

Nhưng nếu như khoản vay đó sẽ vỡ nợ từ những nguyên nhân như:

+ Đầu tư vào các dự án không khả thi, không cho hiệu quả lợi nhuận khả thi

+ Sự tác động chung của nền kinh tế, chính trị hàng đầu thế giới, lấy điển hình trong 2 năm qua nhiều quốc gia vỡ nợ do tác động của Covid 19.

+ Vấn đề kinh tế nội tại: Một quốc gia đa có nền kinh tế thấp, không phát triển và một nền tài chính không ổn định nhưng vay tiền về sử dụng vào những dự án viễn vong thì sớm muộn cũng vỡ nợ.

+ Sập bẫy cho vay của một số quốc gia lớn

+ Vấn đề tham nhũng: Tiền đã đi vay về làm dự án, nhưng dự án lại làm không xong trong khi tham nhũng hết tiền.

Vậy nên về cơ bản nguyên nhân vỡ nợ đến từ nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân chính đến từ sự thiếu kế hoạch vay vốn, quản ký vốn vay không hợp của các quốc gia chính là nguyên nhân vỡ nợ.

Điều gì xảy ra khi 1 quốc gia vỡ nợ

Bạn nghĩ sao khi 1 đất nước vỡ  nợ? Nhưng ở đây cần phải hiểu vỡ nợ chứ không phải phá sản. Bởi vỡ nợ nghĩa là không trả kịp gốc và lãi của 1 khoản vay nào đó, trong khi đó 1 đất nước có thể có nhiều khoản vay khác nhau thì trước hết:

+ Quốc gia đó sẽ tìm cách tái cơ cấu lại khoản nợ, thương lượng và gian hạn lại thời gian với bên cho vay.

+ Tìm cách hỗ trợ từ các quốc gia khác, cụ thể là tìm nguồn vay từ các quốc gia khác

+ Hoặc là sẽ lựa chọn bán tài sản để trả nợ

Có rất nhiều hướng giải quyết khi quốc gia vỡ nợ, tuy nhiên dù có giải quyết nhanh hay không nhanh thì đều sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước đó. Bạn thử nghĩ nếu gia đình mình khi có khoản nợ đến hạn trả nhưng không đủ khả năng chi trả thì sẽ như thế nào?

+ Cắt giảm các khoản chi tiêu cần thiết: Có thể các vấn đề về an sinh xã hội, hỗ trợ cho người dân sẽ bị cắt giảm.

+ Tăng thuế: Một số đất nước sẽ tăng thuế để nhanh chóng có được khoản tiền để trả nợ

+  Chịu phụ thuộc vào các chủ nợ, sẽ phụ thuộc và đáp ứng yêu cầu của chủ nợ về nhiều mặt không có lợi cho quốc gia đó.

Về cơ bản thì sẽ tác động xấu đến cuộc sống của người dẫn, nó kéo dài có thể dẫn đến sự khủng hoảng và suy thoái kinh tế của đất nước. Không những vậy các đất nước chủ nợ cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ bởi không thu hồi vốn lại được.

Với những giải thích về vỡ nợ là gì trên đây, hy vọng đem đến cho mọi người góc nhìn khái quát nhất về vấn đề vỡ nợ hiện nay trên thế giới. Nhiều bạn sẽ thắc mắc liệu Việt Nam có vỡ nợ không, thì theo thông tin trước đó nợ công của Việt Nam hiện vẫn nằm trong mức độ an toàn và kiểm soát tốt.

Tìm hiểu thêm: 

  1.  Cách thoát khỏi nợ nần, vỡ nợ nhanh nhất
  2. Nợ Ngập Đầu phải làm sao, Cách giải quyết khi vỡ nợ, nợ nần quá nhiều
  3. Công thức và Cách tính vòng quay tín dụng và hệ số dư nợ

Post Comment