Thursday, 2 May 2024
Bảo hiểm

Bảo hiểm nhân thọ rút tiền sau 15 năm được bao nhiêu tiền?

Bảo hiểm nhân thọ rút tiền sau 15 năm được bao nhiêu tiền? Phải chuẩn bị các giấy tờ gì? Cách rút tiền như thế nào? Trong bài viết này, Info Finance sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc cho mọi người.

Các phương thức rút tiền bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm được các công ty bảo hiểm cung cấp với mục đích bảo vệ người tham gia trước những rủi ro về sức khoẻ, tài sản, thân thể, tính mạng. Khàng có thể rút tiền từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vào các thời điểm sau:

+ Rút tiền khi đến ngày đáo hạn:

Là hành động rút tiền khi đến thời hạn đã được định sẵn trên hợp đồng. Khi khách hàng rút tiền bảo hiểm nhân thọ đúng hạn, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn trả toàn bộ tiền gốc và lãi cho người được bảo hiểm.

Thời gian đáo hạn của hợp đồng bảo hiểm tùy theo sản phẩm mà khách hàng lựa chọn tham gia, có thể lên đến 10, 20, 30 năm,… hoặc trọn đời.

+ Rút tiền trước ngày đáo hạn:

Sau khi đã đóng tiền bảo hiểm nhân thọ được một thời gian, nếu khách hàng vì một số lý do nào đó và muốn kết thúc hợp đồng sớm thì có thể rút tiền trước hạn. Tuy nhiên, số tiền này sẽ ít hơn so với số tiền đã đóng. Chủ hợp đồng bảo hiểm cũng sẽ bị mất một số quyền lợi nếu rút tiền trước hạn.

Bảo hiểm nhân thọ rút tiền sau 15 năm được bao nhiêu tiền?

Số tiền nhận được sau khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là mối quan tâm lớn nhất của người tham gia bảo hiểm. Đến ngày hết hạn hợp đồng, khoản tiền nhận được sẽ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như mức đóng bảo hiểm nhân thọ ban đầu, lãi suất, bảo tức tích lũy,…

Mọi người cũng có thể tính số tiền bảo hiểm sẽ nhận được thông qua bảng minh hoạ mà nhân viên bảo hiểm cung cấp. Hoặc có thể tham khảo cách tính tiền đáo hạn hợp đồng bảo hiểm theo công thức sau:

Giá trị hoàn lại = (Số tiền bảo hiểm từ quyền lợi đảm bảo + Bảo tức tích lũy + Lãi tích lũy + Lãi chia cuối hợp đồng) – Các khoản nợ (nếu có)

Trong đó:

+ Số tiền bảo hiểm từ tiền lãi bảo đảm: là số tiền đơn vị bảo hiểm cam kết trả trong trường hợp rủi ro xảy ra hoặc khách hàng được nhận khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm

+ Bảo tức tích luỹ: phần lãi được chia (số tiền này sẽ không được đảm bảo) của quỹ chủ sở hữu hợp đồng tham gia chia lãi, được công bố hàng năm (nếu có)

+ Lãi chia cuối hợp đồng: lãi được chia (không bảo đảm) của quỹ mà chủ hợp đồng tham gia chia lãi

+ Lãi tích lũy: tiền lãi sẽ nhận được khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm nếu mọi người để tiền mặt tại đơn vị bảo hiểm

Như vậy, dựa vào công thức này, mọi người có thể tự tính toán để giải đáp thắc mắc bảo hiểm nhân thọ rút tiền sau 15 năm được bao nhiêu tiền. Bởi mỗi hợp đồng sẽ có sự khác nhau nên số tiền mỗi người nhận được sẽ không giống nhau.

bao-hiem-nhan-tho-rut-tien-sau-15-nam-duoc-bao-nhieu-tien-1
Bảo hiểm nhân thọ rút tiền sau 15 năm được bao nhiêu tiền?

Thủ tục rút tiền bảo hiểm nhân thọ sau 15 năm

Thủ tục rút tiền BHNT cũng khá đơn giản. Nếu khách hàng rút tiền khi đã đến ngày đáo hạn hợp đồng thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+ CCCD/ CMND còn hiệu lực sử dụng

+ Giấy khám sức khỏe ở cơ sở y tế hoặc bệnh viện

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ có đóng dấu đỏ

+ Bảng minh họa các quyền lợi có chữ ký của chính chủ hợp đồng bảo hiểm trên đó

+ Nếu người đến rút tiền không phải là chủ hợp đồng thì cần cung cấp thêm giấy uỷ quyền hợp pháp

Còn nếu khách hàng rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước ngày đáo hạn thì phải đến văn phòng làm việc của công ty bảo hiểm và mang theo một số giấy tờ như:

+ Hợp đồng mua bảo hiểm

+ CCCD/ CMND còn hiệu lực sử dụng của chủ hợp đồng hoặc người thụ hưởng

+ Biên lai đóng tiền bảo hiểm của các năm trước

bao-hiem-nhan-tho-rut-tien-sau-15-nam-duoc-bao-nhieu-tien-2
Bảo hiểm nhân thọ rút tiền sau 15 năm được bao nhiêu tiền?

Cách rút tiền bảo hiểm nhân thọ sau 15 năm

Cách rút tiền bảo hiểm nhân thọ khi đến ngày đáo hạn và trước hạn có sự khác biệt. Mọi người có thể tham khảo thông tin đã được infofinance.vn tổng hợp dưới đây.

Rút tiền bảo hiểm nhân thọ đúng hạn

Mỗi công ty bảo hiểm sẽ có quy trình rút tiền riêng biệt nhưng hầu hết sẽ tuân theo những bước chung dưới đây:

+ Bước 1: Khi đến ngày đáo hạn, nhân viên phụ trách hợp đồng bảo hiểm sẽ liên hệ với mọi người. Sau đó khách hàng có thể chọn đến văn phòng làm việc hoặc thanh toán thông qua điện thoại

+ Bước 2: Điền các thông tin được yêu cầu vào đơn yêu cầu thanh toán quyền lợi hợp đồng bảo hiểm

+ Bước 3: Bên công ty bảo hiểm sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra. Nếu mọi thông tin đều hợp lệ thì quá trình đóng hợp đồng và rút tiền sẽ được xử lý nhanh chóng

+ Bước 4: Khách hàng nhận toàn bộ số tiền bảo hiểm theo như quy định trong hợp đồng

Rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn

Nếu rút tiền BHNT trước hạn, mọi người có thể lựa chọn 1 trong 3 cách dưới đây:

+ Rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng: Giá trị tài khoản hợp đồng chính là số tiền có trong tài khoản hợp đồng bảo hiểm. Khi rút tiền từ tài khoản này, khách hàng sẽ bị trừ đi một khoản phí nhất định. Nhưng thường sau 15 năm thì không bị áp dụng phí này nữa.

+ Tạm ứng từ giá trị hoàn lại/ giá trị tài khoản hợp đồng: Giá trị hoàn lại là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm nhân thọ nhận được khi chấm dứt hợp đồng trước hạn. Tuy nhiên mọi người chỉ có thể rút tối đa 80% số tiền này.

+ Thanh lý hợp đồng:

Nếu lựa chọn cách rút tiền này đồng nghĩa với việc mọi người sẽ kết thúc hợp đồng trước hạn. Sau khi trừ hết các khoản buộc phải thanh toán với công ty bảo hiểm theo như quy định trong hợp đồng, mọi người sẽ nhận lại toàn bộ tiền của giá trị hoàn lại.

Tuy nhiên, nếu lựa chọn cách rút tiền này thì khách hàng sẽ mất vĩnh viễn toàn bộ các quyền lợi bảo vệ mình. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Chỉ nên rút tiền theo cách này nếu khách hàng gặp khó khăn về tài chính và không thể xoay sở được nữa.

Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Khách hàng có nhu cầu rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn cần liên hệ với nhân viên và di chuyển đến văn phòng làm việc của công ty bảo hiểm

+ Bước 2: Điền các thông tin được yêu cầu vào đơn yêu cầu thanh toán quyền lợi hợp đồng bảo hiểm

+ Bước 3: Bên công ty bảo hiểm sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra. Nếu mọi thông tin đều hợp lệ thì quá trình đóng hợp đồng và rút tiền sẽ được xử lý nhanh chóng

+ Bước 4: Khách hàng nhận tiền bảo hiểm theo như quy định trong hợp đồng

bao-hiem-nhan-tho-rut-tien-sau-15-nam-duoc-bao-nhieu-tien-3
Bảo hiểm nhân thọ rút tiền sau 15 năm được bao nhiêu tiền?

Những cách nhận tiền bảo hiểm nhân thọ

Khách hàng sau khi đưa yêu cầu rút tiền bảo hiểm thì sẽ thể nhận tiền bằng nhiều hình thức như:

+ Nhận tiền mặt tại văn phòng làm việc của các công ty bảo hiểm

+ Nhận tiền thông qua chuyển khoản ngân hàng

+ Nhận tiền mặt tại chi nhánh của các ngân hàng

+ Nhận tiền mặt tại bưu điện gần nhất

Bên công ty bảo hiểm thường sẽ hỗ trợ nhiều hình thức nhận tiền khác nhau để tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Mọi người có thể đăng kí cách nhận tiền theo đúng mong muốn của mình để công ty bảo hiểm nhân thọ có thể đáp ứng.

Lưu ý khi rút tiền bảo hiểm nhân thọ sau 15 năm

Các thủ tục rút tiền bảo hiểm nhân tho rất đơn giản nhưng mọi người cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để quy trình được diễn ra thuận lợi:

+ Nếu rút tiền trước hạn, nên ưu tiên rút từ giá trị tài khoản hợp đồng hoặc tạm ứng từ giá trị tài khoản hợp đồng/ giá trị hoàn lại chứ không nên thanh lý hợp đồng

+ Cần kê khai trung thực các thông tin về hợp đồng bảo hiểm

+ Chú ý thời gian hợp đồng hết hạn hoặc vô hiệu lực

+ Nếu khách hàng tự tử, cố ý sử dụng chất kích thích, cố ý gây thương tích, bị bệnh di truyền,,, thì sẽ không nhận được tiền bồi thường từ công ty bảo hiểm

+ Cần nắm rõ các loại phí và tính toán số tiền sẽ nhận được trước khi đưa ra yêu cầu rút tiền với bên bảo hiểm nhân thọ

Trên đây là giải đáp của Info Finance về thắc mắc bảo hiểm nhân thọ rút tiền sau 15 năm được bao nhiêu tiền? Hy vọng những thông tin được cung cấp sẽ giúp ích cho mọi người. Tuỳ vào giá trị hợp đồng, mức lãi suất, các loại phí,… mà số tiền mỗi khách hàng nhận được sẽ có sự khác nhau. Tốt nhất thì mọi người nên tham khảo bảng minh hoạ hoặc hỏi trực tiếp nhân viên phụ trách hợp đồng để nắm được con số chính xác.

Tham khảo thêm:

Post Comment