Friday, 26 Apr 2024
Tài chính doanh nghiệp

Công thức và Cách tính vòng quay khoản phải thu

Hệ số vòng quay khoản phải thu là gì? Cách tính hệ số vòng quay khoản phải phải thu như thế nào? Đây có lẽ là nỗi băn khoăn hiện nay của hầu hết những cá nhân, doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thành lập kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng làm rõ vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây của infofinance nhé.

Hệ số vòng quay khoản phải thu là gì?

Khái niệm hệ số vòng quay khoản phải thu

Hệ số vòng quay khoản phải thu còn được gọi là hệ số quay vòng khoản phải thu. Tên tiếng anh của hệ số được gọi là Accounts receivable turnover ratio hay Receivable turnover. Hệ số này phản ánh và đo lường được hiệu quả của một công ty trong việc thu hồi các khoản thu hoặc khoản nợ của khách hàng. Để có thể làm rõ hơn trong việc tính toán hệ số này, ta thường đo đạc theo cơ sở hàng năm, và được tính toán theo hai thành phần: Doanh thu bán chịu/tín dụng ròng và khoản phải thu trung bình.

Công thức và cách tính hệ số vòng quay khoản phải thu

Để có thể tính được hệ số quay vòng khoản phải thu bạn có thể tính theo công thức sau đây:

Hệ số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu tín dụng ròng  / Trung bình khoản phải thu

cach-tinh-vong-quay-khoan-phai-thu
Công thức hệ số vòng quay khoản phải thu chính xác nhất

Để có thể dễ hiểu, bạn có thể tính theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định doanh số tín dụng ròng của bạn. Đây chính là tất cả doanh số bán hàng của bạn trong năm được thực hiện bằng hình thức tín dụng/ bán chịu và trái ngược với tiền mặt. Con số nằng được tính bằng cách dùng tổng doanh số, trừ đi các khoản lãi và các khoản phụ cấp khác. Doanh nghiệp có thể tính được doanh số tín dụng ròng thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của năm.

Bước 2: Xác định được trung bình khoản phải thu. Đây là các khoản thu liên quan đến số tiền mà khách hàng còn nợ bạn. Từ đó, để tìm được khoản phải thu trung bình, bạn cần phải lấy số lượng tài khoản phải thu vào đầu năm, sau đó cộng với giá trị các khoản thu vào cuối năm của doanh nghiệp rồi chia cho hai để đi đến kết quả khoản phải thu trung bình. Giống như doanh số tín dụng ròng, bạn có thể tìm được các số liệu trên thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của năm.

Bước 3: Chia doanh số tín dụng ròng với trung bình khoản phải thu. Khi đã có hai số liệu ở trên, các bạn sẽ dễ dàng có được hệ số vòng quay khoản phải thu một cách dễ dàng. Từ đó, dễ thấy được sự hiệu quả tín dụng của doanh nghiệp bởi vì nó không bao gồm tiền mặt, mà tiền mặt không thể tạo ra được các khoản phải thu.

Ví dụ về hệ số vòng quay khoản phải thu

Dưới đây là một ví dụ minh họa về vòng quay khoản phải thu của một doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp có doanh thu tín dụng ròng là 100.000.000 đồng một năm. Với trung bình các khoản phải thu tín dụng là 10.000.000 đồng. Với công thức như trên, ta có

100.000.000 đồng (doanh thu tín dụng ròng ) / 10.000.000 đồng ( trung bình các khoản phải thu tín dụng)  = 10 (hệ số vòng quay khoản phải thu)

Từ đó có thể thấy được doanh nghiệp này có các khoản phải thu trung bình 10 lần mỗi năm.

Ý nghĩa của hệ số vòng quay khoản phải thu

Như đã đề cập tới ở trên, hệ số vòng quay khoản phải thu chính là hệ số dùng để đo lường hiệu quả gia hạn tín dụng doanh nghiệp của bạn. Khi tỷ lệ này cao hơn theo từng năm, lúc này đồng nghĩa với việc, các khoản nợ của bạn được thanh toán một cách nhanh chóng. Dòng tiền của bạn sẽ được cải thiện hơn, nói chung đây là một trạng thái tài chính tích cực cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu hệ số vòng quay khoản phải thu thấp, cho thấy được rằng công ty đang có chính sách tín dụng không tốt và khả năng thu hồi kém hơn.

Vậy những điều như trên có phải là ý nghĩa phản ánh tất cả bởi hệ số vòng quay khoản phải thu chưa? Ngoài việc tính toán được khả năng cũng như tốc độ thanh toán tín dụng của doanh nghiệp, hệ số này còn cung cấp cho bạn được số lượng để quản lý nợ của mình. Để dễ hiểu hơn, ta có thể xem thêm

Hệ số vòng quay khoản phải thu cao

Những lợi ích chính của việc hệ số vòng quay khoản phải thu cao đó chính là:

  • Dòng tiền của doanh nghiệp được tăng khi khách hàng thanh toán tín dụng
  • Không chịu quá nhiều nợ xấu
  • Giải phóng được hạn mức tín dụng cho các giao dịch trong tương lai

Tuy nhiên, nếu hệ số này cao quá cũng đồng nghĩa với việc, chính sách tín dụng mạnh mẽ của doanh nghiệp chỉ quan tâm tới dòng tiền. Khách hàng lúc này khi bị thu hồi nợ tín dụng sẽ có thể khó chịu, không hài lòng, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ nhiều khách hàng trong tương lai. Lúc này, doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách, quan tâm nhiều hơn tới trải nghiệm và hành vi của khách hàng.

Hệ số vòng quay khoản phải thu cao

Hệ số này thấp, phản ánh được việc doanh nghiệp của bạn không thể thu được được khoản thu tín dụng từ các giao dịch hay các khoản nợ liên quan. Điều này làm ảnh hưởng xấu tới doanh số của doanh nghiệp và một số khả năng như:

  • Chính sách tín dụng của doanh nghiệp không hiệu quả.
  • Gia tăng tình trạng nợ xấu và khả năng kiểm soát dòng tiền khó khăn hơn
  • Tương đồng với việc hệ số vòng quay khoản phải thu cao, lúc này khách hàng của bạn khó có khả năng thanh toán tín dụng. Điều này cũng dẫn tới việc họ khó có thể mua hàng hay giao dịch trong tương lai.
  • Ngoài ra, điều này còn liên quan tới nhiều vấn đề khác ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp. Từ đó, nếu hệ số này cực kì thấp, doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách và quan tâm tới khách hàng một cách thực tiễn, từ đó nâng cao khả năng tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Những hạn chế của hệ số vòng quay khoản phải thu

Mặc dù hệ số này có thể giúp bạn phát hiện được xu hướng hoạt động, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, nó không thể phát hiện hay xác định được các tài khoản hay khách hàng nợ xấu cần xem xét cụ thể hay những tài khoản, khách hàng nợ quá hạn. Ngoài ra, các khoản thu này có thể thay đổi theo cả năm, việc tính toán dựa trên ngày bắt đầu và cuối năm sẽ khó có thể hoàn toàn chính xác. Cuối cùng, chỉ nên so sánh hệ số này với những doanh nghiệp cùng ngành, có tương đồng sản phẩm với nhau và cùng quy mô và mô hình kinh doanh tương tự.

Hi vọng, thông qua những chia sẻ trên về Công thức và Cách tính vòng quay khoản phải thu của infofinance.vn Bạn đã có thể trang bị thêm được kiến thức tài chính của mình, từ đó vận hành được doanh nghiệp một cách thành công. Chúc bạn sức khỏe và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Một số bài viết bạn tham khảo thêm:

Post Comment